Scroll to Top
Bộ Giáo dục sẽ xử lý nghiêm vi phạm quyền chọn sách giáo khoa
928 views

5days.net– Đại diện Bộ Giáo dục khẳng định sẽ không xảy ra tình trạng các tỉnh chọn sách do Bộ biên soạn để làm “đẹp lòng” Bộ làm vi phạm quyền chọn sách giáo khoa.

Ngày 17/9, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng giao quyền lựa chọn cho các trường theo nguyện vọng của học sinh và phụ huynh.

Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của Sở, Phòng Giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trong việc quản lý việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa; có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của học sinh và phụ huynh.

Bộ Giáo dục sẽ xử lý nghiêm vi phạm quyền chọn sách giáo khoa

Sẽ có phương án cụ thể về giá sách giáo khoa

– Trong chương trình giáo dục phổ thông mới với chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, Bộ GD&ĐT vẫn duy trì việc biên soạn sách. Điều này dễ dẫn đến tình trạng địa phương chọn sách của bộ để an toàn hay “đẹp lòng” chứ không chọn của đơn vị bên ngoài? Như vậy, về bản chất, câu chuyện độc quyền không được giải quyết triệt để?

– Nghị quyết 88/2014/QH13 quy định: “Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn”; “Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do ngân sách Nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội”.

Thực hiện Nghị quyết 88, Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Việc tổ chức biên soạn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Trường hợp cần lựa chọn nhà xuất bản chủ trì biên soạn sách giáo khoa sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Đến nay, các cơ sở giáo dục đã xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường. Với việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hoạt động dạy học hiện nay không còn quá lệ thuộc sách giáo khoa.

Vì vậy, sẽ không xảy ra tình trạng muốn “an toàn” hay làm “đẹp lòng” Bộ GD&ĐT mà phải chọn sách giáo khoa do bộ chủ trì biên soạn.

Hơn nữa, nếu có nhiều sách giáo khoa thể hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, việc kiểm tra, đánh giá, thì phải bảo đảm không yêu cầu ghi nhớ, tái hiện thông tin, kiến thức mà tập trung đánh giá năng lực học sinh (để phù hợp các sách giáo khoa khác nhau).

Khi đó, việc dạy học không thể chỉ truyền thụ kiến thức theo một sách giáo khoa cụ thể nào đó mà phải tập trung thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để phát triển năng lực. Sách giáo khoa nào có chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho việc dạy và học tích cực để phát triển năng lực sẽ có lợi thế, được đông đảo học sinh, giáo viên lựa chọn.

Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn với các sách giáo khoa khác, bộ sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá sách giáo khoa.

Loading...

Hoạt động dạy học không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa

Từ nhiều năm nay, Bộ đã giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Do đó, cùng với việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hoạt động dạy học hiện đã không còn quá lệ thuộc vào SGK.

“Vì vậy sẽ không xảy ra tình trạng muốn “an toàn” hay làm “đẹp lòng” Bộ mà phải chọn sách do Bộ chủ trì biên soạn”, ông Thành nói.

Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK do Bộ chủ trì biên soạn với các sách khác, Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.

Hiện nay, dự thảo các Chương trình môn học đã được các hội đồng quốc gia thẩm định và thông qua.

Bộ GD-ĐT đang thực hiện các thủ tục theo quy định để ban hành Thông tư về Chương trình giáo dục phổ thông.

Sau đó, Bộ sẽ ban hành tài liệu hướng dẫn biên soạn SGK để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu biên soạn sách giáo khoa thực hiện việc biên soạn, đề nghị thẩm định theo quy định.

Loading...