Scroll to Top
Ai thiệt hại trong vụ ông Trần Bắc Hà ký cho vay 4.700 tỉ?
987 views

Bản tin kinh doanh: 4.700 tỉ đồng của ngân hàng BIDV được ông Trần Bắc Hà ký cho ngân hàng VNCB của ông Phạm Công Danh vay. Ngân hàng BIDV đã thu hồi đủ số nợ này, vậy ngân hàng nào bị thiệt hại?

Những vi phạm xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) liên quan đến ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch HĐQT BIDV) mà Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa kết luận, theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, trong chuỗi thiệt hại xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) có sự tham gia của việc cho vay tại BIDV.

bản tin kinh doanh
                                                            Ông Trần Bắc Hà

Cụ thể, để được vay 4.700 tỉ đồng tại ngân hàng này, ông Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB) đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh cho 12 công ty do ông Danh lập ra.

12 công ty sau đó không có tiền trả cho BIDV, khiến BIDV trừ luôn số tiền bảo lãnh của VNCB cho các khoản nợ. Việc này đã làm VNCB thiệt hại 2.500 tỉ đồng.

Việc cơ quan điều tra không khởi tố ông Trần Bắc Hà là bởi cho rằng BIDV không xảy ra thiệt hại trong kinh doanh, toàn bộ số tiền cho vay và tiền lãi đã được thu hồi từ khoản tiền thế chấp của VNCB.

Loading...

Ban đầu, các bản kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước ngày 27-5-2016 và giám định bổ sung ngày 11-11-2016 đều không xác định thiệt hại của việc vay mượn này là bao nhiêu và ngân hàng nào thiệt hại.

Tuy nhiên sau đó, trong các giám định bổ sung tiếp theo (năm 2017) của các đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước lại xác định: việc BIDV thu nợ là phù hợp với thỏa thuận các bên tại hợp đồng tín dụng.

Kết luận giám định cho rằng việc VNCB không đối chiếu xác nhận nợ với 12 khách hàng nên các khoản nợ này “phải được xử lý như một tổn thất”. Do đó, việc bảo lãnh cho 12 công ty vay vốn tại BIDV đã gây thiệt hại cho VNCB.

Do BIDV không có thiệt hại và cũng không có căn cứ nào cho thấy ông Trần Bắc Hà được hưởng lợi từ việc cho các công ty của ông Phạm Công Danh vay tiền nên cơ quan điều tra kiến nghị xử lý hành chính, không xử lý hình sự đối với ông Trần Bắc Hà.

Thay vào đó, cơ quan điều tra đã khởi tố các nhân viên của ông Trần Bắc Hà, họ là những người thực hiện việc cho vay đối với các công ty của ông Phạm Công Danh – theo tìm hiểu của 5days.net.

Trong phiên tòa xét xử ông Phạm Công Danh và các đồng phạm, các luật sư và những người tham gia tố tụng đều có kiến nghị triệu tập ông Trần Bắc Hà ra tòa, tuy nhiên ông Trần Bắc Hà đã có đơn xin vắng vì lý do đi trị bệnh ở Singapore.

bản tin kinh doanh
Ông Trần Bắc Hà có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT của nhà băng này

Việc ông Trần Bắc Hà không có mặt tại phiên tòa đã dấy lên các ý kiến lo ngại sẽ gặp khó khăn trong việc xác định sự thật vụ án.

Tại phiên xét xử sơ thẩm về sai phạm của ông Danh và các đồng phạm trong việc vay tiền của các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã kiến nghị thu hồi toàn bộ số tiền mà các ngân hàng đã cho các doanh nghiệp của ông Danh vay để khắc phục hậu quả.

Ngay sau kiến nghị này, các ngân hàng trên đã có văn bản gửi đến Ngân hàng Nhà nước và HĐXX cho rằng: việc ngân hàng thực hiện cho vay và thu hồi nợ là theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, việc kiến nghị thu hồi toàn bộ số tiền thiệt hại do ông Danh gây ra là không đúng.

Sau đó, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ.

Hiện thời hạn điều tra, truy tố bổ sung sắp hết. Tuy nhiên, chưa rõ các cơ quan tố tụng có xác định việc phải thu hồi số tiền mà 3 ngân hàng nói trên cho vay để khắc phục hậu quả hay không?

Nếu việc thu hồi số tiền này được thực hiện để khắc phục hậu quả thiệt hại cho Nhà nước thì sẽ có thiệt hại xảy ra tại BIDV cũng như với các ngân hàng Sacombank, TPBank.

Loading...