Scroll to Top
Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
487 views

Bệnh Rối loạn tiền đình là chứng bệnh đang ngày càng phổ biến và tỉ lệ người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng. Mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy từng người bệnh. Cùng 5days.net đi tìm hiểu về bệnh này nhé!

1.Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường

2.Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đã bị rối loạn tiền đình:

Chóng mặt

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần.Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh. Hiện tượng này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

Mất thăng bằng

Cơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu. Nguyên nhân do sự mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

Loading...

Mất ý thức hoặc ngất

Trong một khoảng thời gian bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.

Ngoài ra người mắc rối loạn tiền đình cũng có thể có những biểu hiện như: ù tai, buồn nôn, đi không vững, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…

3.Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột qụy cao.

 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mất ngủ thường xuyên dẫn đến stress là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thần kinh, tim mạch…

– Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…

– Dân văn phòng, người lao động trí óc, phụ nữ tiền mãn kinh phụ nữ sau sinh,… là những đối tượng có nguy mắc rối loạn tiền đình tương đối cao. Mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy từng người bệnh.

– Người cao tuổi do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.

– Người béo hay người gầy quá đều có thể gây rối loạn tiền đình.

– Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do trấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.

– Quan hệ tình dục không đều đặn.

– Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.

– Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

4.Biến chứng bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài và hay tái phát. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân, mắt mờ mà còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm.

Trong cơn bệnh nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não (ngã cầu thang)… Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ do máu lên não kém.

Để xác định chính xác rối loạn tiền đình cần đi khám bệnh. Tại đây sẽ được đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm mỡ máu nhằm mục đích xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó để có phương hướng và chỉ định điều trị đúng, kịp thời tránh để xảy ra biến chứng

5.Điều trị bệnh rối loạn tiền đình

 Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình. Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể;
  • Tập thể dục tại nhà. Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp, cùng với một chương trình thể dục tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhiều người bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn;
  • Thuốc. Nhiều người bệnh thắc mắc không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục);
  • Phẫu thuật. Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.

6.Phòng tránh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên:

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy.

– Giảm căng thẳng âu lo.

– Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.

– Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.

– Đối với những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận.

– Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

– Khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, nên đến gặp và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị.

Loading...