Bệnh Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới. Cùng 5days.net tìm hiểu chi tiết về bệnh sỏi thận nhé!
1.Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắt hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn tới vài cm.
Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân hình thành và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang.
2.Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân chính sau:
- Do sự lắng đọng của hay cung cấp nước không đủ, đặc biệt với những người có công việc lao động nặng nhọc, quên uống nước nhưng lúc uống lại uống quá nhiều.
- Do sự dị dạng của đường nước tiểu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận.
- Những người bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe lẽ.
- Bị chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ.
- Bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, do không vệ sinh thường xuyên, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu. Về lâu dần tạo ra mũ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể hình thành nên sỏi thận.
- Bệnh cũng có thể gặp ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý.
- Nhịn tiểu thường xuyên
Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến cho các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể tạo điều kiện lưu lại và tạo sỏi. - Không ăn sáng – Nguyên nhân sỏi thận
Việc bỏ qua bữa ăn sáng khiến mật không thể bài tiết dịch cho việc tiêu hóa, dịch mật tích tụ hình thành sỏi thận. - Không uống đủ nước
Uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, trở nên đậm đặc hơn, nồng độ tinh thể dễ tăng cao và tạo thành sỏi thận. - Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ
Các loại thức ăn có hàm lượng muối, dầu mỡ cao là nguyên nhân khiến thận gia tăng bài tiết canxi, giảm pH nước tiểu, giảm bài tiết citrat niệu, tạo tiền đề cho sỏi thận hình thành.
3.Biểu hiện của bệnh sỏi thận
Đau ở bên hông hoặc vùng bụng dưới
Tùy từng vị trí có sỏi mà nó có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau. Thông thường, khi bị sỏi thận thì bạn sẽ gặp phải những cơn đau đặc biệt ở bên hông hoặc vùng bụng dưới. Cơn đau sẽ dần dần thay đổi cường độ khi các viên sỏi di chuyển đến một vị trí khác trong cơ thể.
Xuất hiện máu trong nước tiểu
Khi đi tiểu, nếu bạn thấy có cảm giác đau buốt, hay nước tiểu có màu đục, có lẫn máu, hoặc có mùi khó chịu… thì không nên chủ quan bỏ qua. Bởi đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến khi bị sỏi thận.
Tiểu tiện nhỏ giọt
Khi sỏi thận kích thích bàng quang thì bạn sẽ buồn tiểu nhiều hơn và còn có dấu hiệu tiểu tiện nhỏ giọt. Đặc biệt, nếu viên sỏi thận to thì nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản của bạn. Do vậy, nếu gặp phải trường hợp này thì bạn cần chủ động đi khám chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời.
Thường xuyên buồn nôn
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn thường xuyên thì đó có thể là do sỏi struvite gây ra, một loại sỏi hình thành khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài gây buồn nôn, loại sỏi này cũng có thể đi kèm với triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…
Sốt và cảm giác ớn lạnh
Sỏi thận khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới tình trạng sốt và ớn lạnh
4.Biến chứng do sỏi thận gây ra
Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.
Khi sỏi cọ xát vào đường niệu, nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những đe dọa về sức khỏe người bệnh. Thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận.
Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu, kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa là giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Một số trường hợp bị vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi.
Vỡ thận: Bình thường thận nằm trong vùng hõm lưng được xương sườn che chở kỹ lưỡng, thành bụng nên gặp phải chấn thương rất nặng mới có thể vỡ. Nhưng nếu thận bị ứ nước lớn, vạch lại mỏng nên chỉ cần một chấn thương nhỏ cũng có thể khiến thận bị vỡ. Trường hợp này rất hiếm.
Suy thận cấp và mạn tính
– Suy thận cấp: Xảy ra khi cả hai thận đều bị tắc cùng một lúc. Khi đó người bệnh sẽ không có một giọt nước tiểu nào và có thể khiến tử vong nên không điều trị kịp thời trong vòng vài ngày.
– Suy thận mạn tính: Nhiễm trùng khiến thận ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại thận dần dần. Khi đó người bệnh cần: chạy thận nhân tạo hay ghép thận để duy trì sự sống.
5.Điều trị bệnh sỏi thận
Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.
- Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
- Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL , bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.