Scroll to Top
Bỏ biên chế giáo viên vấn đề đau đầu của BGD
669 views

Việc chuyển biên chế sang chế độ hợp đồng lao động sẽ tạo được công bằng, loại bỏ người chuyên môn kém, không cào bằng như hiện nay.

Nói đến biên chế nhà nước ở ta là nói ai đó vào làm việc suốt đời tại một cơ quan, tổ chức nhà nước. Vào được biên chế là an tâm, kiểu gì cũng tồn tại, không lo bị thải hồi. Chả thế mà dân gian có câu: “Cầm vàng còn sợ vàng rơi/Vào được biên chế, suốt đời ấm no”.

bien-che-giao-vien

Loading...

Và không ít người cho dù mất tiền cũng cố kiếm được suất biên chế nhà nước.

Ở Đức, giáo viên, cảnh sát cũng là công chức. Trong khi nhiều nước không quan niệm giáo viên công lập là công chức…

Từ nhiều năm nay, nhiều nước cũng đã nhận thấy chế định biên chế suốt đời dẫn đến nhiều hạn chế. Ví như công chức không có động lực mạnh trong công việc, công chức không bị áp lực lo lắng bị loại ra khỏi bộ máy và đặc biệt hầu như không thể thải hồi khi không đáp ứng yêu cầu.

Xóa bỏ biên chế, theo nữ giáo viên này, còn giải quyết được bất cập trong việc dùng tiền “chạy” vào nhà nước hiện nay. Nhiều giáo viên cô Anh biết đã phải bỏ vài chục triệu để vào biên chế ở trường THPT tuyến huyện.

“Không thể phủ nhận để có suất biên chế một số giáo viên đã dựa vào quan hệ, tiền tệ… Nhiều thầy cô có năng lực nhưng điều kiện kinh tế khó khăn nên chẳng thể chen chân vào nhà nước”, Quỳnh, giáo viên trường chuyên của Hà Nội nói.

Nghiêm túc, công tâm, minh bạch trong công tác tuyển dụng sẽ tạo cho mỗi giáo viên niềm tin rằng biên chế không phải “bùa hộ mệnh” mà dựa trên sự toàn tâm, toàn lực, sáng tạo.

“Không biên chế, cùng với việc công khai bộ tiêu chí đánh giá năng lực thường xuyên, nhiều giáo viên đã bỏ cuộc ngay từ vòng đầu vì tự thấy bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà trường đặt ra.

Nghiêm túc, công tâm, minh bạch trong công tác tuyển dụng sẽ tạo cho mỗi giáo viên niềm tin rằng biên chế không phải là ‘bùa hộ mệnh’ mà chỉ có sự toàn tâm, toàn lực, sáng tạo và phấn đấu không ngừng mới có thể tồn tại vững vàng”.

Nhiều ý kiến cũng phát biểu rằng: Nếu quyết tâm thực hiện xóa bỏ biên chế thì cần phải có lộ trình. Và cơ quan bộ GD&ĐT, nhất là Bộ trưởng Nhạ phải xóa bỏ biên chế đầu tiên để làm gương. Tức là đầu tiên nên thí điểm bỏ biên chế với các lãnh đạo bộ GD&ĐT. Song song với đó là bổ nhiệm chức vụ trong ngành giáo dục cũng phải thi cử đàng hoàng nghiêm túc. Các nhà trường phải thành lập hội đồng trường để hoạt động như hội đồng quản trị ở các trường tư. Hiệu trưởng sẽ do hội đồng trường bổ nhiệm và giám sát. Nếu hiệu trưởng làm việc không hiệu quả thì cũng sẽ bị bãi nhiệm…

Loading...