Scroll to Top
Chế độ ăn cho người tiểu đường thế nào là hợp lý và khoa học nhất?
614 views

Chế độ ăn cho người tiểu đường luôn đặc biệt hơn so với người bình thường và cần được lưu ý cẩn thận. Theo tin tức online, để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần chú ý những điều sau đây:

1. Chế độ ăn cho người tiểu đường hợp lý nhất

1.1. Nhóm đường bột

Chế độ ăn cho người tiểu đường đối với nhóm này bao gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, gạo còn cả vỏ cám, đậu đỗ,… Thực phẩm được chế biến bằng cách hấp, luộc hay nướng và cần hạn chế rán, xào. Ngoài ra, các loại củ khác như khoai, sắn cũng chứa khá nhiều tinh bột. Vì vậy, nếu đã nạp các loại củ này thì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần cắt bớt cơm đi.

1.2. Nhóm thịt cá

Đối với nhóm này, người bị bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt lọc bỏ mỡ, thịt gia cầm được loại bỏ da, các loại đậu đỗ,… được hấp, luộc, áp chảo. Vì thực phẩm càng được chế biến đơn giản, sẽ càng loại bỏ được nhiều mỡ.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-2
Chế độ ăn cho người tiểu đường hợp lý

1.3. Nhóm chất béo, đường

Các thực phẩm như: vừng, đậu nành, dầu cá, mỡ cá, olive,… là thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa. Vì vậy, trong chế độ ăn cho người tiểu đường nên ưu tiên những loại thực phẩm này.

Loading...

1.4. Nhóm rau

Trong chế độ ăn cho người tiểu đường nên ưu tiên cho các món rau được chế biến bằng cách hấp, luộc, ăn sống hoặc trộn. Nên hạn chế sử dụng các loại nước sốt có chất béo cho người bị bệnh tiểu đường.

1.5. Các nhóm hoa quả

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hoa quả tươi. Tốt nhất, không nên sử dụng kèm với kem, sữa. Nên ít ăn các loại hoa quả chín ngọt như: xoài chín, sầu riêng, hồng chín,…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-1
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau quả

1.6. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn cho người tiểu đường nên tuân theo tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong hàng ngày như dưới đây để điều trị bệnh:

Protein: đối với người lớn, lượng protein tốt nhất nhất nên đạt 1 – 1,2 g/kg/ngày, ứng với  15 – 20% năng lượng khẩu phần.

Lipit: tỷ lệ chất béo chỉ nên chiếm 25% trong tổng số năng lượng của từng khẩu phần, và không được vượt quá mức 30%. Như vậy, sẽ tránh được các nguy cơ xơ vữa động mạch và giúp ổn định được đường huyết.

Gluxit: trong khẩu phần ăn của bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên là 50 – 60% trên tổng số năng lượng khẩu phần. Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu nguyên hạt,… Bên cạnh đó, để bệnh nhân tiểu đường có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit như sau:

  • Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: bao gồm các loại cá, thịt, đậu phụ (số lượng cần vừa phải), các loại rau xanh còn tươi và hoa quả kém ngọt như: dưa bở, nho ta, nhót chín, dưa hấu,… (sử dụng không hạn chế). Loại này người bệnh có thể sử dụng hàng ngày.
  • Loại có hàm lượng gluxit giới hạn từ 10 – 20%: nên hạn chế ăn (một tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần với số lượng vừa phải) gồm có một số loại hoa quả tương đối ngọt như: táo, quýt, vú sữa, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại quả (đậu hà lan hoặc đậu vàng,…).
  • Loại có hàm lượng gluxit ≥ 20%: người mắc bệnh tiếu đường cần kiêng hoặc hạn chế ở mức thấp nhất các loại mứt, bánh, kẹo, nước ngọt hay nước ép trái cây ngọt nhiều (vải khô, mít khô, nhãn khô,…). Vì chúng sẽ làm đường huyết tăng nhanh.

2. Người bị bệnh tiểu đường cần kiêng ăn gì?

Trong chế độ ăn cho người tiểu đường, tốt nhất nên tránh những thực phẩm sau đây:

  • Gạo trắng, miến, bột sắn dây, bánh mỳ, các loại củ nướng.
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu hay thịt lợn. Các món ăn chiên, tẩm bột các loại thịt có hàm lượng muối cao. Các loại thịt xông khói, thịt nguội xương hay xúc xích. Các miếng thịt béo, cá rán quá kỹ, gia cầm có da.
  • Sữa chua, sữa nguyên chất, phô mai chứa nhiều chất béo, sữa có đường, sữa chua ngọt.
che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-3
Chế độ ăn kiêng cho người bị bệnh tiểu đường
  • Nước ép trái cây hoặc trái cây sấy khô có đường, mứt thạch cùng các chất bảo quản khác có thêm đường, trái cây đóng hộp có siro đường, táo ngọt hay rau đóng hộp có thêm muối, dưa chua có chứa muối hoặc đường.

Vừa rồi là những chia sẻ hữu ích về chế độ ăn cho người tiểu đường, giúp người mắc chứng bệnh này có thể sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến của những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam.

Loading...