Scroll to Top
Dấu hiệu thủy đậu và cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
621 views

5days.net– Bệnh thủy đậu không quá đáng sợ nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng. Hãy cùng 5days.net tìm hiểu dấu hiệu thủy đậu và cách phòng tránh bệnh này nhé!

Hàng năm, bệnh thủy đậu thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng cuối tháng 12, bùng phát vào thời điểm cuối xuân đầu hè, từ tháng 2 đến tháng 4, 5. Vì thế, đây là khoảng thời gian cần được bố mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp con tránh được những căn bệnh theo mùa như vậy.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần cẩn trọng để phòng tránh bệnh thủy đậu bởi rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị thủy đậu vì lây lan từ người thân.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Dấu hiệu thủy đậu và cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh. Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu.

2. Dấu hiệu thủy đậu

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Khi khởi phát, người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ đôi khi không có dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn khởi phát.

Khi lên thuỷ đậu, cơ thể bé xuất hiện nốt rạ rất nhanh từ 12-24 giờ. Những nốt này thường có mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường, mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Trẻ thường bình phục sau 5-10 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh chuyển biến nặng sẽ để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe như nhiễm trùng và để lại sẹo, viêm phổi, viêm não, bệnh zona…

3. Cách phòng tránh thuỷ đậu

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

Loading...

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu

Trên đây là những dấu hiệu thủy đậu mà chúng tôi muốn bạn biết để phòng chống bệnh . Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Loading...