Scroll to Top
Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ và cách chữa trị kịp thời
564 views

Viêm tai giữa là căn bệnh do vi rút, vi khuẩn làm cho vùng tai giữa phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm. Bệnh viêm tai giữa thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ em và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng 5days.net tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh và cách điều trị bệnh nhé!

1. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

Về triệu chứng, viêm tai ở trẻ nhỏ thường chia ra làm 2 loại chính:

– Viêm tai giữa thể cấp tính sẽ biểu hiện sốt, đau tai, kèm theo viêm mũi họng, trẻ quấy khóc và trường hợp này thường phải dùng kháng sinh điều trị.

– Viêm tai giữa thể viêm tai giữa ứ dịch, dịch có thể là mủ hoặc không phải mủ, thường thể này trẻ có biểu hiện đầu tai, ù tai ở trẻ lớn, trẻ nhỏ thì có thể hay bứt tai, vò tai hoặc lắc đầu, trẻ vẫn ăn, chơi bình thường. Với thể này thường gặp nhiều hơn thể cấp tính và điều trị có thể hạn chế kháng sinh vẫn khỏi.

2.Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em?

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng. Tai giữa viêm có thể khiến bé bị sốt khi cơ thể cố gắng kháng lại vi khuẩn hay virus gây bệnh. Loại bệnh này gọi là viêm tai giữa cấp.

Nhiễm trùng tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông. Đa phần các bé trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi đều mắc bệnh.

3. Điều trị bệnh viêm tai giữa

điều trị bệnh viêm tai giữa

Loading...

Việc điều trị bệnh viêm tai giữa sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Viêm tai giữa thường được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân, kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau, hạ sốt. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp với điều trị mũi họng

Nếu viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bệnh nhân sẽ được cân nhắc phương pháp chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ cùng với các loại thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết

Nếu trẻ bị viêm tai giữa có phần dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ, chảy ra ngoài qua ống tai ngoài.  Viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cần được cân nhắc sử dụng đồng thời điều trị thuốc toàn thân như giai đoạn trước. Nếu màng nhĩ bị rách dịch mủ ứ đọng trong tai giữa tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ ra ngoài thì việc điều trị bằng thuốc tai cho trẻ rất quan trọng.

Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Việc tự dùng ôxy già nhỏ vào tai cũng có thể gây những biến chứng đáng tiếc làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm vết thương lâu lành hơn. Thậm chí, nó có thể gây chít hẹp ống tai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Nên sử dụng các loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh cản trở việc lưu thông giữa dịch tai giữa với bên ngoài.

Khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tê ể bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh, không được tự ý mua thuốc.

Loading...