Scroll to Top
Bệnh trào ngược dạ dày: những điều cần biết?
724 views

Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng 5days.net tìm hiểu những điều cần biết về bệnh này nhé!

1.Bệnh Trào ngược dạ dày là gì?

Đây là tình trạng dịch dạ dày (gồm acid HCl, pepsin, có thể lẫn cả thức ăn) thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản.

Loading...

Thông thường, chứng trào ngược có thể xảy ra sau bữa ăn trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng. Tuy nhiên, chúng được gọi là bệnh lý khi trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần/tuần) làm tổn thương thực quản. Trong trường hợp này, người bệnh phải chú ý bởi nếu trào ngược diễn ra quá lâu sẽ làm cho niêm mạch thực quản biến đổi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày

Ợ nóng, ợ chua: Người bệnh thường cảm thấy nóng rát lan từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm vị chua trong miệng. Đó là triệu chứng ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Ợ chua thường xảy ra khi bệnh nhân đánh răng buổi sáng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước hoặc khi nằm nghỉ.

Buồn nôn, nôn: Khi bệnh nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản ngoài hơi, dịch tiêu hóa sẽ có thêm cả thức ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc… 

Nếu tình trạng buồn nôn hoặc nôn diễn ra ngay sau hoặc trong khi ăn, khả năng lớn bạn đã bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Đau, tức ngực: Cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Thực chất cảm giác đau này là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực.

Acid trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.

Khó nuốt, vướng họng

Khi niêm mạc tiếp xúc với acid thường xuyên sẽ gây viêm, sưng phù nề làm hẹp ống thực quản, đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó nuốt, cảm giác mắc nghẹn ở vùng họng, nuốt vướng, giống như có dị vật mắc ở họng.

Khàn giọng, đau họng và ho, hen

Acid tràn lên họng gây tổn hương có vùng hầu họng, gây ra nhiều vấn đề như viêm họng sẽ khiến người bệnh có cảm giác khàn giọng, đau họng. Bên cạnh đó, acid có thể tràn vào phổi kích thích thanh quản ho hen kéo dài mà điều trị mãi không khỏi. Triệu chứng trào ngược dạ dày này thường dễ nhầm sang triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính.

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Một dấu hiệu trào ngược dịch dạ dày khác thường gặp là nhiều nước bọt. Đây một phản xạ tự nhiên rất có lợi trong việc làm giảm nồng độ acid, rửa trôi acid khi trào ngược lên vùng miệng và thực quản.

 Hôi miệng

Trào ngược dịch vị làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ theo dịch vị trào ngược lên họng gây ra mùi hôi khó chịu từ sâu bên trong hầu họng. Mùi hôi thoát ra ngoài thông qua đường miệng khi giao tiếp. Do đó, chỉ điều trị khỏi tận gốc trào ngược dạ dày thì bệnh hôi miệng mới được loại bỏ triệt để.

Đắng miệng

Triệu chứng đắng miệng được hiểu là tình trạng dịch mật đi ngược lên dạ dày. Khi xảy ra hiện tượng trào ngược acid kèm theo dịch mật đi lên miệng, người bệnh sẽ có cảm giác đắng miệng. Bạn cần nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày kèm dịch mật.

Đi ngoài phân đen, nôn ra máu

Nếu bạn đi ngoài hoặc nôn ói đều kèm theo máu đỏ tươi, đi ngoài phân đen như bã cà phê thì sức khỏe của bạn đã trở nên khá nghiêm trọng, vì các tế bào lót ở thực quản bị tổn thương nặng, hình thành ổ loét và ăn sâu vào mạch máu gây xuất huyết.

Xem thêm: Thuốc Geftinat với hoạt chất là Gefitinib 250mg điều trị ung thư phổi và Thuốc Osimert 80mg ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.

3.Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Có các nguyên nhân từ thực quản, từ dạ dày và các ảnh hưởng tử cơ quan khác trong cơ thể

  • Suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhày thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. 

  • Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co thì làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày chi lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.

4. Biến chứng của trào ngược dạ dày 

Viêm hệ thống hô hấp

Chỉ một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Triệu chứng thường gặp là ho kéo dài. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. 

Gây hẹp thực quản

Một biến chứng khác của GERD là viêm thực quản rồi dẫn đến loét, hẹp thực quản. Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Do vậy GERD còn có tên khác là viêm thực quản trào ngược. Biến chứng có thể làm người bệnh gặp các hệ quả như: khó nuốt, nuốt đau , đau ngực. 

Barrett thực quản

Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Biến chứng nặng nề nhất là “Barrett thực quản”.

Ung thư thực quản

5. Nguyên tắ c điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Làm lành các vết viêm loét trong dạ dày. Ngăn chặn stress. Giảm tiết acid dạ dày. Tăng tốc độ tiêu hóa để làm rỗng dạ dày. Trên thực tế, việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. 

Các nguyên nhân gây bệnh thường không tồn tại riêng lẻ, mà kết hợp trên cùng một bệnh nhân nên việc điều trị muốn thành công cũng cần kết hợp nhiều cơ chế. Trong đó, dinh dưỡng và lối sống là những yếu tố quan trọng.

– Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,… vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của acid, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có acid trào lên.

– Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết acid hay kích thích cơ thắt thực quản dưới: hoa quả hàm lượng acid cao (chanh, cam, dứa), nước có ga, thức ăn cay, nóng,…

 – Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, nên đợi ít nhất 3 giờ mới nằm nghỉ.
Nâng cao đầu giường 15–20 cm (hoặc nằm với góc nghiêng 10 -17 độ) bằng gối nêm nhằm giúp nâng thực quản cao hơn dạ dày. Lưu ý không xếp chồng nhiều gối lên nhau, vì như vậy chỉ mình phần đầu được nâng cao, thực quản vẫn nằm ngang với dạ dày.
Xem xét lại những thuốc bạn đang dùng. Nhiều thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Chúng bao gồm: thuốc chống viêm không steroid (non-steroidal anti-inflammatory drugs – NSAID), thuốc chẹn kênh canxi (thường dùng để điều trị tăng huyết áp), một số thuốc điều trị hen (bao gồm thuốc chủ vận Beta như albuterol), thuốc kháng cholinergic (được dùng để điều trị các bệnh như dị ứng theo mùa và tăng nhãn áp), các bisphosphonate (được dùng để tăng mật độ xương), thuốc an thần, thuốc giảm đau, kali, viên sắt và một số loại kháng sinh.
Nếu bạn đang dùng những thuốc kể trên, nên gặp bác sĩ để được chuyển sang dùng những thuốc khác mà không có các tác động tương tự lên đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, không bao giờ được ngừng thuốc đã kê đơn khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cai thuốc lá, hạn chế uống rượu, Không mặc quần áo quá chặt.
 

Loading...