Scroll to Top
Những điều cần biết về bệnh viêm màng não
431 views

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cần nhận biết các biểu hiện của bệnh để nhanh chóng đi khám sức khỏe.

1.Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống. Đa phần  bệnh này do virus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm cũng có thể dẫn đến viêm màng não.

2. Những biểu hiện bệnh viêm màng não?

Những biểu hiện bệnh viêm màng não

Sốt đột ngột

Một trong nhữngbiểu hiện của viêm màng não là sốt đột ngột. Trẻ em sẽ bắt đầu rùng mình và tiếp tục thấy hiện tượng lạnh ở trẻ. Nhiệt độ của người bệnh sẽ tăng lên nhanh chóng, và thường rất khó để hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, nên bạn chú ý đến các dấu hiệu khác để kết luận con có khả năng bị viêm màng não hay không.

Đau buốt đầu

Nhức đầu do viêm màng não thường đau đến không chịu nổi, cơn đau này thậm chí còn ảnh hưởng đến cả cổ của người bệnh. Nhưng đau đầu mọi người thường nghĩ là nó bình thường nên hay bỏ qua

Nhìn nhân hai

Người bị viêm màng não sẽ không thể tập trung thị lực đó là lý do tại sao các hình ảnh của họ bị nhân hai khi nhìn.

Đau bụng, buồn nôn, và nôn

Nếu mặc bệnh viêm màng não sẽ  không còn cảm giác thèm ăn nữa , thay vào đó là cảm giác buồn nôn, đau bụng, và nôn mửa.

Nhạy cảm với ánh sáng

Một biểu hiện khác của viêm màng não là sự nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng sẽ làm trẻ ngứa mắt và có thể dẫn đến đau đầu dữ dội.

Cứng các cơ cuối chẩm

Trẻ bị viêm màng não thường có tư thế nằm đặc biệt: nằm nghiêng một bên với đầu ngửa ra sau và chân co vào. Chúng rất khó để nằm thẳng cổ.

Không thể nâng cao chân

Ngay cả khi bạn có thể uốn cong đầu đứa trẻ về phía ngực, đôi chân của chúng có thể ngay lập tức uốn cong ở đầu gối, và sẽ không duỗi thẳng ra. đây là một biểu hiện của bệnh viêm màng não

Phát ban

Phát ban xuất hiện trong một số trường hợp, trong đó nhiễm trùng gây ra do vi-rút hoặc não mô cầu. Dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện ở người lớn, những người đã có hoạt động tình dục và xuất hiện chỉ ở 30% tổng số ca viêm màng não.

Trong khi đó, nhiễm trùng do phế cầu khuẩn là khá phổ biến (khoảng 60%) không gây phát ban. Hơn nữa, dấu hiệu này ở những người có làn da sáng khá rõ hơn so với những người có da đen hơn

Động kinh

Một số trường hợp viêm màng não có biểu hiện động kinh hoặc ngất xỉu. Nó chủ yếu do vi khuẩn hoặc vi-rút ảnh hưởng tới vùng kiểm soát ý thức.  Trên thực tế, bất tỉnh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm màng não thường bị bỏ qua.

3.Viêm màng não  do nguyên nhân nào?

Viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn là một trong những dạng nguy hiểm nhất của viêm màng não. Ở Mỹ, trung bình mỗi năm có khoảng 3 nghìn đến 5 nghìn người mắc bệnh.

Khoảng 20 đến 25%  người bệnh bị viêm màng não do vi khuẩn bị chết, mặc dù đã được điều trị kịp thời. Nếu trong vòng 1 ngày viêm màng não do vi khuẩn tiến triển nhanh thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%

Viêm màng não do mô cầu:

Hay còn gọi tên là não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng khả năng dính bệnh cao hơn vào giai đoạn màu xuân hè.

Viêm màng não do mô cầu lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh.

Viêm màng não do HI

Nguyên nhân thứ 3 gây ra bệnh ở người lớn là do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HI). Vi khuẩn này thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua hắt hơi, ho và tuyến nước bọt.

Viêm màng não do phế cầu:

Tức là do loại vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Những người có nguy cơ mắc cao là người uống quá nhiều rượu, người bị đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não… Bệnh có biểu hiện: sốt cao (39-40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp… Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít.

Nguyên nhân do nấm rất hiếm gặp

Thường bệnh này là do nhiễm nấm qua đường máu đến tủy sống. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc viêm màng não do nấm, nhưng những người có hệ miễn dịch suy giảm như nhiễm HIV hoặc ung thư, thì có khả năng mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất với viêm màng não do nấm đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm là nấm Cryptococcus.

4.Chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Để có thể biết được bệnh nhân có viêm màng não hay không và nguyên nhân là do vi trùng hay do siêu vi trùng thì cần tiến hành làm các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm nước màng não (nước não tủy) và theo dõi thật kỹ tại bệnh viện.

Viêm màng não là căn bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không điều trị hay điều trị muộn, bệnh có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù lòa, động kinh, yếu liệt tay chân hay nặng hơn trẻ không còn nhận biết được người thân dù đã điều trị khỏi bệnh, nhưng nếu điều trị kịp thời trẻ sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường.

Nếu bé bị viêm màng não, hệ thống miễn dịch có thể đủ mạnh để chống lại nó. Thông thường bạn không cần điều trị, mặc dù đôi khi bác sĩ sẽ kê toa thuốc, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, con bạn cần ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, đặc biệt là nếu bé còn rất nhỏ.

Mặc dù bệnh rất nguy hiểm, nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao, khoảng 85%, miễn là bệnh được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu khi các triệu đầu tiên xuất hiện. Đó là lý do bác sĩ khuyên bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu  nghi ngờ bé bị viêm màng não.

5.Phòng ngừa bệnh viêm màng não?

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất bệnh viêm màng não là tiêm vắc xin phòng bệnh: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng viêm màng não ở tuổi 11 hoặc 12, sau đó tiêm nhắc lại ở tuổi từ 16 đến 18. Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não của bạn sẽ cao hơn trong khoảng từ 16 đến 21 tuổi và khi sống trong những nơi đông người, ví dụ như trong ký túc xá đại học.

Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella và thủy đậu cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh có thể dẫn đến viêm màng não.

Loading...

– Vệ sinh phòng bệnh: 
+ Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
+ Tại nơi có ổ dịch cũ, cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu

Khám và điều trị kịp thời:

Nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người bị viêm màng não do vi khuẩn, bạn nên đi đến bệnh viện để khám. Bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và điều trị cho bạn bằng phương pháp thích hợp. Tùy theo chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn bị viêm màng não do vi khuẩn. Các loại thuốc kháng virus có thể được sử dụng nếu bạn bị viêm màng não do virus. Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm và điều trị hỗ trợ có thể sẽ được áp dụng.

Ngoài ra bạn cần ý thức trong lối sống sinh hoạt:

  • Rửa tay đúng cách bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi hạn chế các loại phomai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá.

Trên đây là những thông tin mà 5days.net muốn chia sẻ đến bạn về bệnh viêm màng não. Hãy trang bị cho mình những kiến thức thật tốt để phòng bệnh nhé!

Loading...