Scroll to Top
Những điều bạn cần biết về kinh nguyệt không đều ?
729 views

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện theo bất cứ một chu kỳ cố định nào. Kinh nguyệt có thể quá dài, quá ngắn, thậm chí là không có kinh nguyệt. Hãy cùng 5days.net đi tìm hiểu tất cả thông tin về kinh nguyệt không đều nhé!

1.Kinh nguyệt không đều là gì?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em tháng trước là 28, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày… sẽ được coi là có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, để biết chu kỳ kinh nguyệt của mình có bị bất ổn không chị em có thể dựa vào 1 số dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
  • Số ngày ra máu kinh quá 7 ngày hoặc dưới 2 ngày.
  • Màu sắc hoặc tính chất máu kinh bị thay đổi như máu kinh có màu nâu, máu kinh bị vón cục.
  • Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…

2. Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?

Những điều bạn cần biết về kinh nguyệt không đều ?

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở những bạn gái độ tuổi dậy thì do nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng chưa ổn. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong 2-3 năm đầu hành kinh.

Ở các chị em trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều mà kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu các bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

3. Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

nhiên, đa số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 24–34 ngày.

Việc ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 4–5 ngày và mất đi một lượng máu khoảng 40 ml. Tuy nhiên, đó là mức trung bình và thường gặp, một số phụ nữ có thể có độ dài chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu nằm ngoài phạm vi này. Nếu bạn mất đi lượng máu tới 80 ml hoặc nhiều hơn được gọi là chảy máu nghiêm trọng bất thường.

Các dấu hiệu phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt không đều (thường là kéo dài do rong kinh) bao gồm:

• Bị ướt nhiều hơn một băng vệ sinh hoặc miếng lót trong một giờ, hiện tượng này xảy ra trong vài giờ mỗi lần. Điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm vì bạn cần phải thay băng vệ sinh.

• Bạn không thể hoặc không sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bình thường vì bị chảy máu quá nhiều. Đôi khi, chảy máu bất thường sẽ có những cục máu đông lớn, hoặc kéo dài hơn một tuần.

• Ngoài ra, chảy máu bất thường nghiêm trọng có thể khiến bạn mắc những triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, thở dốc, chóng mặt là các dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

4. Các hình thức của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt ra sớm
Kinh nguyệt đến sớm là tình trạng kinh nguyệt đến sớm hơn so với chu kỳ  từ 7 ngày trở lên hoặc có kinh hai lần trong 1 tháng.
Nếu kinh nguyệt chỉ đến sớm hơn 3-5 ngày , chỉ xuất hiện 1-2 lần và không có triệu chứng gì khác biệt thì được xem là bình thường, không phải là kinh sớm.
Chậm kinh
Chu kì kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau , nếu kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn khoảng 7 ngày đổ lại vẫn thuộc phạm vi cho phép. Nhưng nếu từ 7 ngày trở lên mà vẫn chưa có kinh nguyệt gọi là chậm kinh.
Có 3 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp đó là: Do có thai hoặc do kinh nguyệt không đều, do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu thường xuyên có tình trạng như vậy, nên đi khám tìm ra nguyên nhân, bởi vì chậm kinh thường là tiền thân của một số bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.
Lượng kinh ra ít
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng lượng kinh giảm đáng kể,thậm chí chỉ ra vài giọt. Nếu dùng số lượng sử dụng băng vệ sinh để đo lường, mỗi lần có kinh nguyệt không dùng hết 1 gói băng vệ sinh, chứng tỏ lượng kinh quá ít.
Kinh ra nhiều
Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều xuất hiện khi lượng máu kinh vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh, thời gian hành kinh nhiều hơn 7 ngày. Những người có kinh nguyệt ra nhiều cứ sau khoảng 1-2 giờ lại phải thay băng vệ sinh một lần kèm tình trạng mệt mỏi, đau lưng, đau bụng dưới.
Kinh nguyệt ra nhiều và xuất hiện một thời gian dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, do chức năng của buồng trứng hoạt động bất thường hoặc do tác dụng phụ của việc uống thuốc tránh thai
Kinh thưa
 
Kinh thưa là chỉ chu kì kinh nguyệt quá dài, từ 35 ngày trở lên. Chu kì kinh nguyệt được chia làm 2 loại: chu kì có rụng trứng và chu kì không rụng trứng.

Vô kinh

Nghĩa là bạn không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.

 5.Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều?

Có một số nguyên nhân thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt:

– Căng thẳng tâm lý: Tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc đều là yếu tố làm tuyến yên bị ức chế gây ra tình trạng trứng rụng không đều dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.

– Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc 1 số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh…

Loading...

– Chế độ ăn kém dinh dưỡng: Nhiều chị em ăn kiêng để giảm cân nhưng thực hiện sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm sự bài tiết hormone estrogen và phóng noãn gây kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó phụ nữ thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê  cũng có nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt.

– Suy tuyến giáp: Gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh sản prolactin do tuyến yên bài tiết gây mất kinh, kinh không đều

– Đa nang buồng trứng: Là nhiều nang trứng tồn tại trong buồng trứng. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có triệu chứng kinh nguyệt ít, không đều, rong kinh.

6. Tác hại của kinh nguyệt không đều

  • Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.
  • Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
  • Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…
  • Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…
  • Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
  • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

7. Điều trị kinh nguyệt không đều?

Có rất nhiều cách điều trị kinh nguyệt không đều. Nhưng trước tiên cần phải xác định được chính xác nguyên nhân kinh nguyệt không đều thì mới có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Chị em cần lưu ý việc điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bừa bãi vì sẽ không thể đạt được kết quả mà chỉ gây lãng phí thời gian điều trị bệnh, thậm chí còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Vậy nên, khi phát hiện bản thân xuất hiện các biểu hiện thuộc nguyên nhân kinh nguyệt không đều, chị em hãy đến cơ sở y tế có uy tín và chất lượng tốt để thăm khám và điều trị ngay để hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Bạn cần: 

  • Thay đổi thực đơn hàng ngày

Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và nội tiết tố trong cơ thể được ổn định.

  • Tăng cường tập luyện thể dục

Tập thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân, không tập luyện quá sức giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.

  • Uống nhiều nước

Đây là việc vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru và giữ cho lượng đường huyết ổn định, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

  • Tránh sử dụng các chất kích thích

Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá… Bởi đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều. Như vậy, kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. 

 

Loading...