Scroll to Top
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
611 views

Thoái hóa khớp gối là một bệnh thường gặp nhất của thoái hóa xương khớp, được coi là bệnh nguy hiểm gây tàn phế khá cao. Do vậy bạn cần tìm hiểu những thông tin về bệnh này để phòng ngừa điều trị một cách tốt nhất

1.Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm giữa hai xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Khớp gối là vị trí có tỷ lệ bị tổn thương cao nhất, bệnh gây ra các cơn đau cấp tính, mãn tính và gây kho khăn trong quá trình vận động của người bệnh.

Nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau đớn âm ỉ, cản trợ công việc hàng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn sẽ dẫn đến biến dạng, lỏng khớp, teo cơ thậm chí tàn phế cả đời.

Loading...

2.Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối?

 Do chấn thương: Các chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến các dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao quanh khớp gối. Những chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm: Rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, đau hông hay đau chân.

Mặc một sô bệnh viêm khớp: Bệnh viêm xương khớp: Hay còn được gọi là viêm khớp thoái hóa, đây là bệnh viêm khớp thường gặp nhất. Đó là tình trạng sụn ở đầu gối bị hủy hoại do vận động mạnh nhiều và do tuổi tác. Bệnh viêm khớp dạng thấp: Là căn bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng tới bất kề khớp nào của cơ thể trong đó có khớp gối.

Yếu tố nội tiết: Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh hơn do nội tiết nữ bị suy giảm trầm trọng, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.

Đã từng phẫu thuật: những tổn thương sau ca phâu thuật (cắt sụn chêm, nối gân..) vùng đầu gối dẫn tới sự thay đổi sinh lý, hình dạng xương khớp và cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp gối có thể xảy ra

3.Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối?

biểu hiện của thoái hóa khớp gối

  • Đau khớp: đau tại chỗ hoặc đau quanh khớp gối, đau nhiều khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, đau theo từng đợt và tăng dần.
  • Biến dạng khớp gối: sưng, lệch trục vòng kiềng, người bị thoái hóa khớp gối thường có dáng chân chữ O chữ X, mọc gai khớp gối…
  • Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc cử động gần như là không thể, phải mất khoảng 10 đến 30 phút sau đó mới cảm thấy dễ chịu và di chuyển được.
  • Khó vận động, đi lại do khớp gối bị cứng và đau. Người bệnh cảm thấy khó nhấc chân, đi tập tễnh, đứng lên ngồi xuống cũng mệt mỏi
  • Đau khi bước lên cầu thang. Đây là triệu chứng nhận biết sớm của chứng thoái hóa khớp gối. Người mắc thoái hóa khớp gối khi leo cầu thang thường có tiếng kêu lục cục, răng rắc. Sau này khi bệnh phát triển nặng hơn thì người bệnh không thể leo cầu thang được vì rất đau.
  • Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp cũng là một biểu hiện của thoái hóa khớp gối

4.Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Khi có các dấu hiệu như trên, người bệnh cần đến thầy thuốc khám, chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị thoái hóa khợp bằng thuốc tây đem đến tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng thoái hóa khớp gối và sức khỏe bệnh nhân mà sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau

  • Nhóm thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol, Acetaminophen
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Aspirin
  • Nhóm thuốc giãn cơ vân: Myonal 50mg, Varafil
  • Tiêm Corticoid: Tiêm Corticoid trực tiếp vào khớp trong trường hợp dùng thuốc liều nhẹ không có tác dụng mà bệnh trở nên nặng hơn
  • Kết hợp vitamin nhóm B: Vitamin B1, B6, B12

Lưu ý không nên quá lạm dụng thuốc tây trong quá trình điều trị, phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống chung các loại thuốc khác nhau

 Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông Y

Bài thuốc nam: sử dụng cây đau xương, lá lốt, cây huyết đằng, cỏ trinh nữ… sắc nước uống hàng ngày có tác dụng giảm đau thoái hóa khớp gối, phối hợp với việc đắp thuốc bằng các loại lá

Vật lý trị liệu: châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu… được sử dụng phổ biến nhằm giảm đau, thư giãn khớp gối.

 Hỗ trợ điều trị bằng bài tập

Trong các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên. Chỉ bằng việc thực hiện các bài tập yoga, dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội…thường xuyên mỗi ngày, bệnh tình thoái hóa khớp cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực

Ngoài ra, thực hiện các động tác chữa thoái hóa khớp gối như: kéo chân, nâng chân, step – up, nhấc chân… đúng cách cũng là những bài tập có hiệu quả cao.

5.Phòng ngừa bênh thoái hóa khớp gối

 Để phòng bệnh thoái hóa khớp gối, cần chú ý những điều sau:

 – Duy trì cân nặng hợp lý: . Vì khi bị thừa cân, béo phì các khớp sẽ phải gánh chịu một tải trọng lớn, đặc biệt tại vùng lưng, khớp háng, gối và bàn chân.

– Hạn chế các tư thế xấu trong công việc và lao động hằng ngày, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tì đè bất hợp lý lên sụn khớp.

– Tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức , bạn nên đi xe đạp, đi bộ, tập dưỡng sinh 

– Tránh các vận động quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng. 

– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh dư cân. Đặc biệt bổ sung Calci, Phospho, Vitamin D, C, nhóm B…vào khẩu phần ăn hàng ngày đối với người cao tuổi.

Trên đây là những thông tin mà 5days.net chia sẻ đến bạn về bệnh thoái hóa khớp gối. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt nhé!

Loading...