Scroll to Top
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm
548 views

Nhiều cặp vợ chồng mãi không có con nên đi khám sàng lọc vô sinh hiếm muộn để có thể sử dụng kịp thời các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, trong đó có thụ tinh ống nghiệm. Cùng 5days.net tìm hiểu về biện pháp này nhé!

1.Thụ tinh ống nghiệm là gì?

Thụ tinh ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dành cho những phụ nữ không thể sinh con bằng cách tự nhiên. Bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau trong ống nghiệm tại phòng thí nghiệm để tạo phôi. Sau 3 – 5 ngày khi phôi khỏe mạnh và phát triển bình thường sẽ được chuyển lại vào tử cung của người phụ nữ. Biện pháp này có thể thành công hoặc không thành công.

2.Các bước chính thực hiện thụ tinh ống nghiệm

Các bước chính thực hiện thụ tinh ống nghiệm

Loading...

Bước 1: Kích thích buồng trứng

Trước và trong khi thụ tinh trong ống nghiệm, bạn sẽ được buồng trứng và thời gian rụng trứng. Bác sĩ sẽ đảm bảo rằng buồng trứng của bạn đang sản sinh trứng và nồng độ hormone của bạn là bình thường.

Hầu hết phụ nữ dùng thuốc sinh sản hoặc hormone trong thời gian này để kích thích buồng trứng sản sinh một hoặc nhiều trứng để làm tăng cơ hội mang thai

Bước 2: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Thủ thuật này được tiến hành sau khi tiêm mũi tiêm thuốc cuối cùng khoảng từ 34 – 36 giờ, trước khi trứng rụng. 
Trứng được lấy ra bằng một cây kim nối với một thiết bị hút. Nhiều trứng có thể được loại bỏ trong khoảng 20 phút.
Trứng được đặt trong chất lỏng dinh dưỡng (môi trường nuôi cấy) và ủ. Trứng khỏe mạnh và trưởng thành sẽ được trộn với tinh trùng để quá trình thụ tinh tạo phôi có thể diễn ra. Thực tế là không phải tất cả trứng có thể được thụ tinh thành công.

Bước 3: Thụ tinh
Tiếp đến là thụ tinh cho trứng. Tinh trùng được bảo quản, hoặc từ đối tác hay người cho trứng và những tinh trùng mạnh nhất được trộn với trứng, đôi khi tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng. Sau đó, trứng và tinh trùng được đặt trong lồng ấp và theo dõi để đảm bảo có phôi thai khỏe mạnh phát triển.

Bước 4: Chuyển phôi

Phôi sau khi được nuôi trong ống nghiệm 2-3 ngày (hoặc 5 ngày) sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người vợ. Số phôi chuyển tùy thuộc vào tuổi người vợ, nguyên nhân hiếm muộn, số chu kỳ thực hiện trước đó cũng như chất lượng hiện tại của phôi. Bác sĩ sẽ quyết định số phôi chuyển sao cho đạt tỷ lệ có thai cao nhất và giảm thiểu nguy cơ đa thai.

Thông thường chuyển trung bình khoảng 2-3 phôi với tỷ lệ thai đạt được khoảng 35-40%. Sau chuyển phôi, nếu còn phôi dư và tốt bệnh nhân sẽ được tư vấn trữ lạnh phôi để có thể sử dụng cho những chu kỳ sau. 

Bước 5: Thử thai

Thực hiện sau hai tuần chuyển phôi. Bệnh nhân sẽ được định lượng beta-hCG trong máu. Nếu kết quả thử thai dương tính, bệnh nhân được hẹn siêu âm để xác định thai ba tuần sau. Giá trị beta-hCG càng cao, khả năng đa thai càng cao.

3.Chế độ dinh dưỡng khi làm thụ tinh ống nghiệm

Chất đạm : cung cấp các axít amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa.

Chất béo : cung cấp một phần năng lượng và sự phát triển của tế bào não, chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin nhóm A, D, E và K. Gluxit cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Gluxit có nhiều trong ngũ cốc, đường, sữa… Ngoài ra cần bổ sung vitamin và chất xơ trong rau xanh

Nước uống: Nước uống cũng cần chú ý, khi mang thai nhu động niệu quản giảm nên sản phụ dễ bị ứ đọng canxi, dễ bị sỏi tiết niệu. Uống nhiều nước giúp phòng tránh được sỏi hệ tiết niệu.

Hy vọng kiến thức  sức khỏe sinh sản quan trọng này sẽ giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có thêm nhiều thông tin hữu ích để có những quyết định đúng đắn và phù hợp, chuẩn bị chào đón các thiên thần nhí tới gia đình.

Loading...