Scroll to Top
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có cần thiết phải điều trị hay không?
808 views

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, có nên điều trị bệnh này không và bệnh này có điều trị khỏi được không. 5days.net sẽ mang đến câu trả lời tốt nhất đến bạn thông qua bài viết này.

>>> Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

>>> Nguyên nhân, cách chữa trị teo tinh hoàn

1. Tìm hiểu về giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thừng tinh chính là một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên đến phần dưới của ổ bụng. Trong thừng tinh có các mạch máu, ống dẫn tinh, mạch bạch huyết cùng với dây thần kinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch nằm ở trong thừng tinh bị giãn nở, khiến cho nó trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên tinh hoàn. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra hơn đối với tinh hoàn trái.

Loading...

Nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự hoạt động không tốt của các van trong những tĩnh mạch nhỏ. Đó là các van một chiều, nó mở ra cho máu có thể chảy về tim và đóng lại khi dòng máy có hiện tượng chảy chậm để ngăn tình trạng máy chảy ngược về. Máu sẽ bị chảy ngược về do tác động của trọng lực gây nên ứ đọng và giãn tĩnh mạch thừng tinh khi các van tĩnh mạch bị suy yếu.

Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp do sự xuất hiện một sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn đối với vùng bụng, như một khối u của thận phát triển, tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch nhỏ hơn ở trong biều khiến tĩnh mạch giãn. Tuy vậy, trường hợp này khá hiếm gặp và thường chỉ gặp ở nam giới có độ tuổi trên 40.

gian-tinh-mach-thung-tinh-1
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khiến nam giới cảm thấy khó chịu

2. Phân loại bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Theo phân loại Dubin (1970) thì có 5 mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh theo thăm khám lâm sàng như dưới đây:

  • Mức tinh độ 0: hiện tượng không thể phát hiện được trên lâm sàng, chỉ có thể chuẩn đoán qua các phương tiện chuẩn đoán như chụp mạch máu, siêu âm,…
  • Mức tinh độ 1: bằng nghiệm pháp Valsava thì sẽ sờ thấy được búi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn.
  • Mức tinh độ 2: người bệnh đang ở trong tư thế thẳng đứng và sờ thấy được búi tinh mạch.
  • Mức tinh độ 3: khi người bệnh trong trạng thái thẳng đứng, nhìn thấy được búi tinh mạch giãn.
  • Mức tinh độ 4: dù người bệnh đang nằm hay đứng cũng có thể dễ dàng nhận thấy búi tinh.

Khi thăm khám bằng siêu âm, khi đường kính của tĩnh mạch tinh lớn hơn 2.5mm, thì có thể chuẩn đoán được giãn tĩnh mạch thừng tinh. Có thể phối hợp sử dụng nghiệm pháp Valsava để đánh giá trong các trường hợp kín đáo. Ở mức tinh độ 3 là trường hợp thường gặp trên lâm sàng. Lúc này, các tĩnh mạch đã xuất hiện và nổi rõ ở dưới vùng da bìu và bệnh nhân sẽ thường cảm thấy bị đau tinh hoàn.

3. Có phải chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Giãn tinh mạch thừng tinh không khiến cho tĩnh mạch giãn ra và không thể tự phục hồi được. Do đó, bệnh này hoàn toàn không thể tự khỏi. Nếu để lâu thì nó còn có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng vô sinh bởi:

  • Máu bị ứ đọng lại ở trong các tĩnh mạch, khiến nhiệt độ trong bìu tăng lên, số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ bị giảm đi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
  • Nếu bệnh này xảy ra đối với bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên, thì sẽ khiến cho tinh hoàn ở bên tĩnh mạch thừng tinh bị giãn và thường sẽ bị phát triển kém hơn so với bình thường. Khi tinh hoàn bị nhỏ, có thể khiến nam giới bị vô sinh.
gian-tinh-mach-thung-tinh-2
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nên hay không nên điều trị?

Tuy vậy, đa phần nam giới bị mắc giãn mạch thừng tinh thường không bị vô sinh. Thực tế cho thấy, rất nhiều nam giới bị mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức độ 3 vẫn có thể sinh con. Bên cạnh đó, có đến 85% nam giới trưởng thành bị mắc giãn mạch thừng tinh tuy nhiên không liên quan đến vẫn đề bị vô sinh. Nếu hiện tượng tĩnh mạch thừng tinh giãn mà không gây nên các triệu chứng như teo nhỏ tinh hoàn, đau tinh hoàn hay các vẫn đề sinh sản thì bạn không nên điều trị. Và chỉ nên điều trị trong những trường hợp sau theo khuyến cáo của bác sĩ:

  • Thấy rõ các búi tĩnh mạch thừng tinh giãn khi đi thăm khám.
  • Khi thấy số lượng tinh trùng thấp ở trên tinh dịch đồ và bệnh nhân đã trên 2 năm bị vô sinh.
  • Có thể bị vô sinh nhưng chưa giải thích được.

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể điều trị nội khoa. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng hơn có thể sẽ được phẫu thuật để điều trị.

Sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, đa phần mật độ tinh trùng của người bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, khả năng bệnh sẽ bị tái phát sau một vài tháng hay một vài năm điều trị thành công vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, để tránh nguy bệnh tái phát, bệnh nhân nên chú ý một số điều sau:

  • Tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần đi thắm khám nhanh để có biện pháp xử lý.
  • Tránh những vận động quá mạnh, đặc biệt là các động tác gây áp lực đến vùng bìu.
  • Không nên đứng hay ngồi quá lâu. Không nên tắm bằng nước nóng trong thời gian quá lâu khiến cho nhiệt độ vùng bìu bị tăng.

Vì vậy, khi mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng không gây nên nhưng bệnh không gây nên những triệu chứng nghiêm trọng, thì bạn không nên điều trị bệnh và hoàn toàn có thể an tâm hơn về khả năng sinh sản của mình.

Loading...