Scroll to Top
Hội chứng cuồng ăn – Làm như thế nào để vượt qua nó ?
1021 views

Sức khỏe: Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình mắc chứng cuồng ăn, hay những vấn đề về ăn uống có gây khó khăn cho cuộc sống của bạn? 

Chứng cuồng ăn không phải không phải là bệnh nghiêm trọng song nó lại mang lại nhiều hậu qủa xấu cho sức khỏe con người.

Chứng cuồng ăn (hoặc chứng ăn vô độ) không giống như những trường hợp ăn uống vô độ. Rất nhiều người ăn rất nhiều trong một khoảng thời gian ngắn như bữa ăn ở lễ Tạ ơn. Nhưng với những người bị mắc chứng cuồng ăn, việc ăn uống là một việc bị thúc ép cưỡng bách ăn thường xuyên – ít nhất mỗi tuần một lần trong khoảng thời gian 3 tháng hoặc lâu hơn. Nếu cho rằng mình mắc chứng cuồng ăn hoặc nếu đang tìm phương pháp điều trị thì bạn có thể tìm hiểu những lựa chọn dưới đây.

Xác định xem bạn có bị cuồng ăn hay không.

Thật ra tự chẩn đoán một bệnh tâm thần là điều không nên. Vì vậy nếu cảm thấy cần phải khám bệnh thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn, đặc biệt trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ăn vô độ hoặc ăn nhiều hơn bình thường vào mỗi lần ăn.
  • Cảm thấy mất kiểm soát với việc ăn uống.
  • Uống thuốc xổ và áp dụng các phương pháp ngừa tăng cân khác như nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng/lợi tiểu để bù đắp cho việc ăn quá nhiều, kiêng ăn hay tập thể dục. Người mắc chứng cuồng ăn làm việc này tối thiểu một lần mỗi tuần và kéo dài trong 3 tháng.
  • Bạn quá quan tâm đến vẻ bề ngoài cơ thể so với các yếu tố khác, và tự ti quá mức về bề ngoài đó (cân nặng, vóc dáng và v.v…) mặc dù thực tế không như vậy.
Những người có hội chứng cuồng ăn thường hay tự ti mặc cảm về cân nặng , cơ thể của mình.

Nhận diện nguyên nhân thúc đẩy.

Nếu bạn muốn tăng nhận thức về vấn đề này thì nên tìm hiểu các nguyên nhân thúc đẩy cảm xúc của mình. Đó là những sự kiện hoặc tình huống thúc đẩy cảm xúc và khiến bạn muốn ăn thật nhiều rồi làm cho nôn hết ra. Bạn có thể tránh những nguyên nhân đó nếu xác định được chúng, hoặc ít nhất là tìm cách tiếp cận khác. Một số nguyên nhân thúc đẩy phổ biến là:

  • Nhận thức bi quan về cơ thể. Bạn có hay ngắm mình trong gương và có suy nghĩ tiêu cực hay cảm xúc bi quan về vẻ bề ngoài?
  • Căng thẳng trong mối quan hệ cá nhân. Cãi nhau với bố mẹ, anh em, bạn bè hay người yêu có khiến bạn muốn ăn thật nhiều không?
  • Tâm trạng tiêu cực nói chung. Bồn chồn, buồn rầu, bức xúc và những cảm xúc khác có thể thôi thúc ham muốn ăn thật nhiều và nôn.
Tập cách lắng nghe nhu cầu của cơ thể.

Tìm hiểu phương pháp ăn uống trực quan.

Các chương trình ẩm thực truyền thống thường không hiệu quả trong điều trị rối loạn ăn uống và thậm chí còn làm triệu chứng xấu đi. Tuy nhiên phương pháp ăn uống trực quan có thể giúp bạn tổ chức lại vấn đề ẩm thực của mình. Đây là kỹ thuật học cách lắng nghe và tôn trọng cơ thể do chuyên gia dinh dưỡng Evelyn Tribole và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Elyse Resch phát triển. Phương pháp này có thể giúp:

  • Phát triển nhận thức nội quan. Nhận thức nội quan là khả năng nhận thức những gì đang diễn ra bên trong cơ thể, đây là khả năng bắt buộc có để bạn biết được cơ thể muốn gì và cần gì. Thiếu nhận thức nội quan cho thấy có liên quan đến các bệnh rối loạn ăn uống.
  • Tăng cường khả năng kiểm soát bản thân. Phương pháp ăn uống trực quan giúp giải tỏa ức chế, giảm mất kiểm soát và ăn uống vô độ.
  • Cảm thấy khỏe hơn nói chung. Phương pháp này cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng quát: ít bận tâm hơn với bề ngoài cơ thể, có lòng tự trọng cao hơn và v.v…
Lên kế hoạch thực đơn, ghi chép những gì mình ăn lại để theo dõi.

Viết nhật ký.

Viết nhật ký về chứng cuồng ăn sẽ giúp bạn kiểm soát những gì mình ăn và thời gian ăn, điều gì thúc đẩy triệu chứng rối loạn ăn uống và nhật ký cũng đóng vai trò là nơi để bạn thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.

Chỉ mua đủ thực phẩm.

Không mua quá nhiều thực phẩm dự trữ để bạn không có cơ hội ăn ngấu nghiến. Lên kế hoạch trước và mang theo càng ít tiền càng tốt. Nếu người khác đi chợ thì bạn nên nhắc họ chú ý đến nhu cầu ẩm thực của mình.

Lên kế hoạch mua sắm thực phẩm.

Lên kế hoạch cho bữa ăn.

Mục tiêu đặt ra là 3-4 bữa chính và 2 bữa phụ, đồng thời xác định thời gian cụ thể để bạn biết khi nào mình sẽ ăn và hạn chế bản thân chỉ ăn vào những giờ đó. Phát triển kế hoạch này thành thói quen hằng ngày để chống lại hành vi thôi thúc của bản thân.

Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia và người có cùng hoàn cảnh.

Tìm hiểu các lựa chọn về thuốc.

Loading...

Xem xét điều trị nội trú.

Tìm trang web hỗ trợ hồi phục.

Tìm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.

Chúc bạn sớm thay đổi , chấm dứt được tình trạng cuồng ăn .

Loading...