Scroll to Top
Kiểm toán 2 mỏ đá làm xi măng, truy thu 1.100 tỉ cho ngân sách
922 views

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, mới đây chỉ riêng kiểm toán 2 mỏ khai thác đá làm xi măng ở Hải Phòng, cơ quan này đã kiến nghị truy thu 1.100 tỉ đồng tiền thuế cho ngân sách.

Thông tin trên được người đứng đầu ngành kiểm toán chia sẻ tại buổi họp báo được Kiểm toán Nhà nước tổ chức sáng nay (28.3) để giới thiệu nội dung đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14, do Việt Nam đăng cai – theo tìm hiểu của 5days.net.

hoạt động kinh doanh
                  Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi họp báo sáng nay, 28.3

Đại hội “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”, được tổ chức từ 19 – 22.9. Đây là lần đầu tiên Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đăng cai hội nghị lớn nhất cấp châu lục của những người làm công tác kiểm toán trong 40 năm hình thành của tổ chức này.

Theo ông Phớc, kiểm toán môi trường cùng kiểm toán công nghệ thông tin là hai nội dung còn mới mẻ đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, nên hội nghị là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trong chủ đề này. Song ngược lại, Việt Nam cũng có những thế mạnh trình bày trước hội nghị lớn nhất châu Á về kiểm toán như kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính kinh doanh hay kiểm toán hoạt động để đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư, quản lý tài sản công.

tin kinh doanh
               Tập đoàn Xi măng The Vissai tiếp tục thâu tóm dự án Xi măng Dầu khí 12/9.

“Ví dụ 2 năm vừa rồi, Kiểm toán Nhà nước có những cuộc kiểm toán để lại dấu ấn có thể chia sẻ kinh nghiệm như kiểm toán 49 dự án BOT giao thông đã giúp giảm 173 năm thu phí kinh doanh mà báo chí đã đưa. Hay mới nhất là chúng tôi vừa kiểm toán 2 mỏ đá của doanh nghiệp xi măng tại thành phố Hải Phòng và phát hiện, kiến nghị truy thu nộp vào ngân sách 1.100 tỉ đồng bằng việc đo đạc lại mỏ, tính toán lại lượng đá khai thác để xác định sản lượng, từ đó tính ra số thuế phải nộp”, ông Phớc nói.

Ngoài ra, vẫn theo Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc, xác định giá trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng là một nội dung mà nước chủ nhà muốn trình bày kinh nghiệm tại ASOSAI năm nay. “Năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện công tác này tại 7 doanh nghiệp nhà nước. Sau kiểm toán, vốn nhà nước đã tăng thêm 21.000 tỉ đồng. Năm 2017, kiểm toán tiến hành xác định giá trị kiểm toán tại 6 doanh nghiệp nhà nước thì số vốn nhà nước cũng đã tăng ngay lên gần 10.000 tỉ đồng”, ông Phớc thông tin, đồng thời cho rằng đây là thế mạnh riêng của nước chủ nhà, do gắn với điều kiện thực tiễn của từng nước.

Bản tin kinh doanh
                                      Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 20

Kiểm toán Nhà nước cho biết sau thời gian kiểm toán độc lập đã đưa ra kết luận, Công ty Xi măng Phúc Sơn đã khai thác vượt công suất cho phép 434.098,14m3 tài nguyên. Tạm tính sẽ phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khoảng 266,6 tỷ đồng.

Mới đây Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo gửi Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về kết quả khảo sát, đo đạc khối lượng khai thác khoáng sản tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.

Trong hai doanh nghiệp được lựa chọn có Công ty Xi măng Phúc Sơn được xác định khai thác vượt công suất, vượt ranh giới cho phép dẫn đến khối lượng tài nguyên vượt mức kê khai tính thuế tài nguyên và các khoản phải nộp NSNN (Ngân sách Nhà nước) khác là 8.380.111,91 m3; chưa kê khai tính phí bảo vệ môi trường là 9.758.225,14 m3; khối lượng tài nguyên đã khai thác dưới cốt cho phép là 434.098,4 2m3.

Từ đó KTNN tạm xác định doanh nghiệp phải nộp NSNN khoảng 266,6 tỷ đồng tiền thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phải nộp khác có liên quan.

Ngoài ra trong bản báo cáo này cũng nêu Công ty Xi măng Phúc Sơn không có năng lực khai thác và sử dụng hợp đồng thuê khoán cho các tổ chức, cá nhân trong địa bàn. Việc khai thác hình thành “Tuyệt tình cốc” không thực hiện hoàn nguyên rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho người lao động, nhiều năm đã để xảy ra tai nạn nghiêm trọng.

Ngoài ra công ty này còn lựa chọn các đơn vị thuê khai thác công nghệ lạc hậu dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nặng nề bị người dân nơi có mỏ đá phản đối.

Báo cáo của KTNN còn cho rằng; công tác quản lí khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó Sở Tài Nguyên và Môi trường nhiều năm không kiểm tra sản lượng khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản; việc nộp thuế hàng năm dựa trên số liệu sản lượng khai thác do doanh nghiệp tự kê khai.

Trước đó công ty này đã từng bị phạt hành chính 360 triệu đồng và đình chỉ hoạt động ba tháng kể từ tháng 5/2017 do vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Vào tháng 8/2014 tại điểm khai thác đá của công ty này đã xảy ra lở đá khiến 5 công nhân thiệt mạng. Công ty này đã nhiều lần bị người dân sống xung quanh mỏ khai thác đá làm đơn tố cáo, kiến nghị đến các cơ quan chức năng về việc khai thác của công ty làm ảnh hưởng đến hoa màu, làm sập mái nhà dân và ô nhiễm môi trường.

“Qua đối chiếu 100 doanh nghiệp thì có đến 98 doanh nghiệp trốn thuế, nhưng muốn làm việc với họ thì phải qua cơ quan thuế. Song, khi được mời đến thì doanh nghiệp chỉ làm việc với cơ quan thuế, từ chối làm việc với kiểm toán”, ông Phớc cho biết thêm.

Cùng với đó, một số đơn vị đã vi phạm về nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc điều cấm của luật, như cung cấp không đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán; cản trở việc kiểm toán; che giấu vi phạm về tài chính, ngân sách…

Chỉ tính riêng năm 2017 có 121 trường hợp không cung cấp tài liệu dẫn tới các đoàn kiểm toán không thể thực hiện kiểm toán được nội dung theo kế hoạch. Đặc biệt, có trường hợp đơn vị được kiểm toán cố tình cung cấp tài liệu sai sự thật, như một số tờ khai hải quan có hiện tượng tẩy xóa giá trị lô hàng, nên khi sử dụng tài liệu này, Kiểm toán Nhà nước không thể so sánh, đánh giá chính xác giá trị của lô hàng giữa giá nhập và giá bán, làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán.

Loading...

Số kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước không được các đơn vị thực hiện còn cao (năm 2015 có 35,7% kiến nghị về tài chính tương ứng số tiền 8.179 tỉ đồng; năm 2016 có 24,4% kiến nghị về tài chính tương ứng số tiền 5.097 tỉ đồng chưa được các đơn vị thực hiện)… làm thất thu ngân sách nhà nước, giảm hiệu quả hoạt động kiểm toán và tính nghiêm minh của pháp luật.

Với thực tế này, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị nghị quyết cần bao quát hơn phạm vi của các đơn vị được kiểm toán và cần có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước để xóa bỏ “khoảng trống pháp luật” nói trên.

Tuy nhiên, qua thẩm tra tờ trình, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo nghị quyết không phải thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ, mà là của Quốc hội.

Chia sẻ với ngành kiểm toán về những vướng mắc, bất cập trong thực tế, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, không thể ban hành nghị quyết như dự thảo Kiểm toán Nhà nước trình.

Loading...