Scroll to Top
Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi bàng quang
389 views

Sỏi bàng quang có thể gây ra những nguy hại đến sức khỏe của cơ thể bạn. Vì vậy, 5days.net khuyên bạn bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn thân.

>>> Tìm hiểu bệnh sỏi thận

>>> Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày

1. Tìm hiểu về bệnh sỏi bàng quang

Sự tích tụ của các chất khoáng gây ra bệnh sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang thường có hình dáng tròn, ít khi bị xù xì, góc cạnh.

Theo nghiên cứu, có đến 1/3 ca sỏi đường tiết liệu là sỏi bàng quang. Tỷ lệ bệnh này ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới.

soi-bang-quang-1
Tìm hiểu bệnh sỏi bàng quang

2. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sỏi bàng quang

Nguyên nhân gây bệnh

  • Sỏi bàng quang do sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi niệu quản và sỏi thận) rơi xuống.
  • Các nguyên nhân làm cho nước tiểu bị ứ đọng đều có thể gây ra sỏi bàng quang (viêm, nhiễm tùng, túi thừa bàng quang, u, cục) hay cổ bàng quang bị chít hẹp vì bị viêm tiền liệt tuyến mãn tính (ở nam giới), u xơ tiền liệt tuyến đè cổ bàng quang gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu.
  • Sa bàng quang hay gặp ở nữ rơi. Do thành bàng quang bị yếu và sa xuống âm đạo, làm chặn dòng chảy của nước tiểu và tạo nên sỏi bàng quang.
  • Do chít hẹp niệu đạo hay do bàng quang có chứa dị vật, điều này làm ứ đọng nước tiểu và ứ đọng cặn tạo sỏi.
  • Uống ít nước nhưng lại bổ sung quá nhiều canxi, khoáng chất, photpho,..
  • Do ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, thường xuyên nhịn tiểu (viêm khớp vùng chậu, thoái hóa cột sống thắt lưng, bại liệt, tai biến mạch máu não,…).
  • Ít ăn rau, uống ít nước làm cho nước tiểu không đảo thải ra được các chất cặn ra bên ngoài.

Các triệu chứng bệnh

Nếu sỏi bàng quang nhỏ, có thể sẽ không gây ra triệu chứng nào. Nhưng cũng có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như: đạu hoặc cảm thấy khó chịu ở dương vật của nam giới, đau bụng dưới, tiểu buốt, đái rắt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu sậm, tiểu ra máu, tiểu khó hoặc bị gián đoạn dòng nước tiểu.

Những người không có biểu hiện của bệnh cũng có thể gặp những biến chứng như rối loạn chức năng bàng quang mạn tính khiến đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu đau, nhiễm trùng đường tiểu, ung thư bàng quang.

soi-bang-quang-2
Không nên chủ quan với bệnh sỏi bàng quang

3. Đối tượng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang

– Nam giới có nguy cơ bị sỏi bàng quang cao hơn so với nữ giới.

– Những người từ 50 tuổi trở lên dễ bị mắc bệnh sỏi bàng quang.

– Bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hay phẫu thuật.

– Bệnh nhân bị di chứng của đột quỵ, tiểu đường, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, thoát vị đĩa đệm,…

4. Các biện pháp chuẩn đoán bệnh sỏi bàng quang

Để chuẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ kiểm tra phần bụng dưới, yêu cần xem bàng quang, có thể kiểm tra trực tràng nhằm xác định tuyến tiền liệt có bị phì đại. Bên cạnh đó, có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh sỏi bàng quang: tổng phân tích nước tiểu, soi bàng quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), siêu âm, X-quang (KUB), chụp cản quang đường tĩnh mạch.

5. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang

Biện pháp phòng tránh

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Tập thói quen uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm thải các chất đọc, cặn bã ra khỏi thận, bàng quang, tránh tạo sự kết tủa.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Tránh ăn những món ăn có nhiều muối, dầu mỡ và đường.
soi-bang-quang-3
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh sỏi bàng quang
  • Ăn nhiều cá hơn thịt. Hạn chế các thực phẩm có chứ nhiều protein, đạm, tránh ăn nội tạng động vật như gan vì trong gan có chứa hàm lượng purin cao gây sỏi bàng quang.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Những biện pháp điều trị

Việc điều trị bệnh sỏi bàng quang triệt để phải xác định rõ loại sỏi và kích thước của sỏi:

Loading...

– Đối với sỏi nhỏ, bạn chỉ cần uống nhiều nước để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể theo dòng nước tiểu.

– Nếu là sỏi lớn, bạn có thể điều trị bằng cách:

  • Chữa trị bằng nội soi, tán sỏi nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể nếu kích thước của sỏi nhỏ hơn 6mm.
  • Nếu kích thước của sỏi lớn hơn 25mm, không thể tán được, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để lấy sỏi ra.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, bạn hãy hình thành ngay thói quen uống nhiều nước, ăn nhều thực phẩm giàu chất xơ, thường xuyên tập thể dục và tránh xa những chất kích thích để ngăn ngừa bệnh sỏi thận. Còn nếu bạn cảm thấy mình có dấu hiệu bị sỏi thận, hãy đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách.

Loading...