Scroll to Top
Những triệu chứng đau ruột thừa và cách sơ cứu khi bị đau
504 views

5days.net– Bệnh đau ruột thừa thường rất dễ biến chứng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện muộn.Dưới đây là những triệu chứng đau ruột thừa và cách sơ cứu khi bị đau ruột thừa.

1.Đau ruột thừa là gì?

Trước tiên, bạn cần biết ruột thừa là một bộ phận của cơ thể, có kích thước nhỏ khoảng ngón tay cái và nằm ở bụng phải. Ruột thừa có một đầu được bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng. Bình thường, ruột thừa không gây ra những tác động đến sức khỏe nhưng khi chúng bị tắc nghẽn do sỏi thận, thức ăn… thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm và nhiễm trùng.

Viêm ruột thừa sẽ trở nên nghiêm trọng nếu tình trạng viêm, nhiễm khuẩn kéo dài mà không được chữa trị. Chúng sẽ làm xuất hiện sưng, mưng mủ và mô bị viêm làm thiếu nguồn cung cấp máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), viêm ruột thừa là một trong những vấn đề chính gây đau bụng dữ dội, bắt buộc bạn phải phẫu thuật. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường phổ biến ở những người trẻ tuổi từ 10 – 30 tuổi.

Loading...

 2.Những triệu chứng đau ruột thừa

Những triệu chứng đau ruột thừa

  • Đau bụng dữ dội: Sự xuất hiện của cơn đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu đầu tiên của viêm ruột thừa. Triệu chứng này gây ra bởi tình trạng viêm và tăng áp lực lên ruột thừa. Cơn đau thường định vị ở vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cũng có thể bị đau ở vùng gần rốn hay dưới lưng.
  • Nôn: Khi bị viêm dạ dày, buồn nôn và nôn là dấu hiệu thường đi sau cơn đau bụng. Buồn nôn cũng có thể xảy ra do các vấn đề khác, nhưng nếu buồn nôn, đi kèm nôn và đau bụng thì không nên chủ quan vì khả năng bạn bị viêm ruột thừa là rất cao.
  • Đi tiểu thường xuyên: Tình trạng đau bàng quang và đi tiểu thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa đang phát triển nặng hơn. Các nguyên nhân chính dẫn đến vẫn đề này là do viêm và nhiễm trùng, làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây nguy kịch cho bạn đấy nhé!
  • Run và sốt: Người mắc bệnh viêm ruột thừa thường có biểu hiện sốt nhẹ dao động từ 38-38,5 độ C do nhiễm trùng trong cơ thể, ngoài ra còn kèm theo sốt, run, ớn lạnh. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang bị viêm, và cơ thể giải phóng một số chất hóa học để báo động và gửi những tế bào tấn công đến vùng đó, từ đó xuất hiện cảm giác đau khu trú hoặc triệu chứng toàn thân như sốt và ớn lạnh. Nếu đang có những biểu hiện này bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra.
  • Thành bụng co cứng: Co cứng thành bụng chính là một trong những dấu hiệu của bệnh đau ruột thừa, những cơn đau này sẽ tăng dần lên và nguy cơ ruột thừa bị vỡ ra là rất có khả năng.

Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột thừa rất có thể bị nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày, vì thế để xác định chính xác bạn có đang mắc phải bệnh viêm ruột thừa hay không phải cần đến những xét nghiệm như: bệnh học, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang bụng và vùng ngực, CT scan trong trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh khác,…

  • Táo bón: Một triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em thường gặp là táo bón. Tuy nhiên, do trẻ nhỏ bị táo bón rất phổ biến, nên đôi lúc bố mẹ thường không nghĩ đến việc bị viêm ruột thừa.
  • Khó thở: Những trẻ bị viêm ruột thừa thường cảm thấy khó thở. Vì vậy, nếu trẻ than phiền với bạn triệu chứng này cùng với những triệu chứng ở trên, bạn nên lưu ý hơn đến con.

3.Nguyên nhân đau ruột thừa?

Bệnh viêm ruột thừa thường xảy ra đối với các độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 đến 30 tuổi, thậm chí có khi bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi và bệnh không lây lan, không bị theo di truyền. Nguyên nhân của bệnh thường không rõ ràng và thường chỉ có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị hiện tượng đau ruột thừa như sau:

  • Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn
  • Bị nhiễm trùng ruột thừa
  • Tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa.
  • Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong.

4.Cách sơ cứu khi bị đau ruột thừa tại nhà

  • Nước ấm: Nước ấm có vai trò kép khi mắc bệnh viêm ruột thừa. Thứ nhất, nước ấm rất có lợi đối với sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Thứ hai, nước ấm giúp làm sạch ruột. Viêm ruột thừa là do sự tích tụ các chất độc. Uống nước giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Đậu xanh: Đậu xanh là phương pháp điều trị viêm thuột thừa đã có từ lâu. Ngâm đậu xanh với nước để uống 3 lần mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.
  • Sữa bơ: Sữa bơ giúp giảm đau do viêm ruột thừa. Bạn có thể thêm vào một chút muối vào sữa bơ khi uống. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày sẽ nhận được hiệu quả tốt nhất. Sữa bơ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở ruột thừa, do đó giảm viêm ruột thừa.
  • Gừng: Gừng cũng giống như tỏi, đều có tính chống viêm. Bạn có thể uống trà gừng nhiều lần trong ngày. Nếu mùi và vị gừng gây khó chịu, bạn có thể uống thuốc viên gừng. Xoa bóp bụng dưới bằng tinh dầu gừng cũng rất hiệu quả. Nên sử dụng gừng khi bệnh nhân có triệu chứng nôn.
  • Nước ép rau: Uống nước ép rau như nước ép dưa leo, củ cải đường, cà rốt, rau mùi và nước ép củ cải nhiều lần trong ngày giúp giảm cơn đau do viêm ruột thừa.  Rau chứa nhiều vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Vitamin đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chất xơ giúp điều trị táo bón.
  • Chanh: Nước chanh- mật ong hoặc nước chanh có vai trò quan trọng trong điều trị viêm ruột thừa. Chanh là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, chanh còn giúp giảm đau và ngăn ngừa chứng khó tiêu, táo bón.
  • Húng quế:Lá húng quế làm giảm chứng khó tiêu, tăng cường hệ miễn dịch. Húng quế có các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Các chất độc hại trong cơ thể, đặc biệt là ở ruột là nguyên nhân gây ra các vấn đề như viêm ruột thừa. Ngoài ra, húng quế giúp hạ sốt, một trong những triệu chứng của viêm ruột thừa.

 

Loading...