Scroll to Top
Tai nạn Cầu Giẽ – Pháp Vân: Tại sao chỉ có người dân sai?
1883 views

Đời sống pháp luật: Bước đầu cơ quan điều tra xác định, xe khách tông vào xe cứu hỏa chạy trong khoảng tốc độ cho phép.

Ngày 20/3, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) đang phối hợp với Công an TP.Hà Nội điều tra làm rõ vụ tai nạn giữ xe khách và xe cứu hỏa Phòng Cảnh sát PCCC Số 12 Hà Nội trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, Hà Nội) làm một chiến sĩ cảnh sát PCCC tử vong.

đời sống pháp luật
                                       Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe cứu hỏa

Lãnh đạo Công an huyện Thường Tín trao đổi 5days.net: Cơ quan điều tra chưa có quyết định tố tụng nào liên quan tới vụ tai nạn bởi đang thu thập, đánh giá tài liệu chứng cứ.

Tuy nhiên, bước đầu cơ quan điều tra xác định, xe cứu hỏa là xe ưu tiên được phép đi ngược chiều trên cao tốc. Về phần xe khách, tài xế có giấy phép lái xe đầy đủ và thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe khách chạy trong khoảng tốc độ cho phép trên cao tốc, dưới 100 km/h… cả hai phương tiện đều chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Trong khi đó, một lãnh đạo của Tổng cục Đường bộ cho hay, qua trích xuất dữ liệu thiết bị giám sát hành trình cho thấy: Xe khách 29B-078.43 (xe khách trong vụ tai nạn với xe cứu hoả) trước khi tai nạn chạy tốc độ 88 km/h. Trong khi, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ được lưu thông tối đa 100 km/h ở tất cả các làn, trừ làn khẩn cấp.

“Do vụ tai nạn có liên quan tới cán bộ công an nên Công an huyện đang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự công an thành phố điều tra”, lãnh đạo Công an huyện Thường Tín nói.

Liên quan đến vụ tai nạn, Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho biết, khoảng 16h28 ngày 18/3/2018, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội nhận được tin báo từ Trung tâm cứu thương 115 về việc trên tuyến đường Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đoạn gần Trạm thu phí Vạn Điểm – Đỗ Xá hướng Hà Nam – Hà Nội xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe ôtô khách và xe tải làm một số người bị thương, mắc kẹt trong xe, cần cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp.

Nhận được tin báo Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã điều động Phòng Cảnh sát PC&CC Số 12 phụ trách địa bàn gần nhất xuất 1 xe chỉ huy, 1 xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (CC&CNCH) biển kiểm soát 29A-02307 cùng 7 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường thực hiện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Do vị trí xảy ra tai nạn nêu trên và tình trạng giao thông đang ùn tắc phía sau, nên để tiếp cận hiện trường nhanh nhất xe CC&CNCH chỉ có thể thực hiện quyền ưu tiên cho đi vào đường ngược chiều và kích hoạt các thiết bị loa, đèn, còi,… của xe chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật – Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, khi ngược chiều vào đường cao tốc nơi gần trạm thu phí xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội, xe cứu hỏa đã bị xe khách biển kiểm soát 29B-07843 đâm vào cửa sau bên trái của đầu xe, làm 5 người trên xe khách và 6 cán bộ chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PC&CC số 12 bị thương.

Do bị thương nặng, trung sĩ Chử Văn Khánh (SN 1993, chiến sĩ nghĩa vụ Đội CC&CNCH) đã hy sinh vào ngày 19/3.

Trên các diễn đàn, nhiều người dụng MXH bày tỏ sự thương tiếc với chiến sĩ PCCC đã hi sinh, “Xin chia buồn với các nạn nhân và đặc biệt là chiến sĩ hi sinh trên đường làm nhiệm vụ…” – Người dùng Long Lê viết.Bạn đọc Nguyễn Minh Quân bày tỏ: “Chia buồn cùng gia đình chiến sĩ đã hi sinh. Đây thực sự là một bài học cho mọi người khi tham gia giao thông…”

đời sống pháp luật
 Cư dân mạng tranh cãi về việc xe cứu hỏa có được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc

Vụ việc cũng gây nhiều ý kiến trái chiều về lỗi của các phương tiện trong sự việc trên.

Nhiều người dùng MXH cho rằng xe cứu hỏa bất ngờ đi ngược chiều như vậy là không đúng với quy định của pháp luật rồi. “Ra xe kiểu này thì xe khách làm sao mà dừng kịp, sao lại đi vào làn chạy thẳng, bó tay.” – người dùng Nguyenhien viết.

Cùng quan điểm đó, người dùng Tuan Dat Pham cho rằng: “Xe chạy trên cao tốc Pháp Vân toàn 100km/h, xe thì to đùng chạy cắt ù một cái ra giữa đường như thế, trời mưa phùn, mịt mù… thì tài xế hay thánh thần cũng phanh không kịp. Thử hỏi chạy gấp để cứu 1 người mà nguy hiểm cho hàng trăm người thì có bằng không?”.

Bên cạnh đó, nhiều người dùng khác cũng cho rằng, trong Luật giao thông không có quy định xe ưu tiên được đi phép đi ngược chiều trên đường cao tốc. “Luật quy định quyền ưu tiên cho xe cứu hỏa, hộ đê, cấp cứu khi đang thực thi công vụ được đi vào đường ngược chiều nhưng không có quy định ngược chiều trên đường cao tốc nhé” – bạn đọc có tên Tu Tai Xe cho biết.

Loading...

Mặt khác, nhiều người dùng nhận định lỗi thuộc về xe khách vì thiếu quan sát nên đã xảy ra sự cố đang tiếc. “Lỗi này thuộc về xe khách quá rõ rồi, lỗi không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát, nghề cảnh sát PCCC là thực sự nguy hiểm!” – người dùng Daoct viết. Trong khi đó, người dùng có tên laixe22banh lại đặt câu hỏi: “Đến giờ này tài xế còn không biết nhường xe ưu tiên như thế nào thì nên xem lại cách lấy bằng của các tài xế và các trung tâm cấp phép lái xe họ đã học và dạy như thế nào?”.

Trao đổi với PV, ông Lưu Bình Dương – Giám đốc TT tư vấn pháp luật và Chính sách, Viện Khoa học chính sách và pháp luật cho biết, xe cứu hỏa được phép đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ, kể cả đường cao tốc. Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, xe cứu hỏa được quyền đi vào làn đường ngược chiều khi làm nhiệm vụ.

Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Với các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Trong trường hợp các phương tiện khác gây cản trở xe ưu tiên trên đường cao tốc có thể bị xử phạt từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Loading...