Trẻ sơ sinh bị sôi bụng được xem như là một hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Nhưng, nếu mẹ muốn cải thiện tình trạng này để bé cảm thấy thoải mái và dễ tiêu hơn thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị sôi bụng là do chế độ ăn uống. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của con còn yếu, nếu mẹ cho uống sữa bình quá sớm sẽ khiến bé khó thích nghi với mùi sữa ngoài.
Việc vệ sinh bình sữa và pha chế sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, chuyện ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ không cẩn thận, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, những thực phẩm cay, nóng cũng dễ làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng.
Mời bạn xem thêm cách dạy con trai bướng bỉnh nhằm giúp con trai của bạn sớm bỏ được tật xấu, trở nên ngoan ngoãn và biết nghe lời người lớn hơn.
2. Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng
Khi bé bị sôi bụng và đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.
Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:
Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ hạn chế, cần chú ý ăn uống những loại thực phẩm để có nhiều sữa. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để dễ no hơn.
Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú phải dùng sữa ngoài. Bạn cần tìm hiểu kỹ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng… Chị em bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng, lắc nhẹ người cho bé ợ để tránh sôi bụng.
3. Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng
Massage cho bé
Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé. Các thao tác massage nhẹ nhàng xoay quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời mẹ nên kết hợp với các động tác xoa nhẹ vùng lưng mỗi khi bé vừa bú xong. Mẹ cũng có thể cho bé thực hành thao tác “đạp xe” bằng cách giữ lấy mắt cá chân của bé rồi nâng đầu gối bé lên xuống. Các thao tác trên sẽ giúp bé giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi khó tiêu.
Lựa chọn sữa công thức cẩn thận
Khi trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ nên kiểm tra lại loại sữa công thức bé đang dùng xem đó có phải là nguyên nhân gây bệnh. Bởi việc lựa chọn sữa công thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé. Ưu tiên các loại sữa công thức hỗ trợ tiêu hóa thường có tính mát, nhiều chất xơ, ít đường lactose. Hoặc các dạng sữa công thức thủy phân và sữa dành riêng cho bé không dung nạp được lactose. Mẹ nên lựa chọn các loại sữa công thức dành cho bé bị khó tiêu.
Thay đổi tư thế bú
Khi nhận thấy hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ nên thử thay đổi tư thế bú của bé dù là bú mẹ hay bú bình. Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng. Đang bú nhưng mẹ có thể nghe tiếng sôi trong bụng bé, mẹ nên đặt đầu bé tựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ để bé ợ nóng. Mẹ hãy tham khảo các cho trẻ sơ sinh bú tại đây để có tư thế bú chuẩn nhất.
Làm sạch bình sữa đúng cách
Bên cạnh việc bú bình đúng cách, mẹ hãy quan tâm đến vấn đề làm sạch bình sữa đúng cách. Bình sữa là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Mẹ cần giữ bình sữa sạch sẽ đúng chuẩn trước khi cho bé bú. Cách vệ sinh bình sữa đúng cách mẹ có thể xem thêm tại đây.
Mẹ thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé. Nếu mẹ đang ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ thì mẹ nên thay một chế độ mới khoa học hơn. Chọn các thực phẩm tươi sạch, lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây. Hạn chế các món khó tiêu như cam, quýt, súp lơ, cà chua, nước uống có gas, có cồn… Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Mẹ thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng.
Ngoài ra, để nuôi dạy con một cách tốt hơn cũng như trang bị cho bản thân đầy đủ các kiến thức trước khi làm cha mẹ, bạn có thể xem các thông tin hữu ích tại trang web mẹ yêu bé.
- Tác dụng của dâu tây khiến bạn nên ăn chúng thường xuyên hơn
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh có cần thiết phải điều trị hay không?
- Làm thế nào để có thai tự nhiên sớm nhất cho các cặp vợ chồng
- Kinh nguyệt ra ít do nguyên nhân gì? Có ảnh hưởng xấu không?
- Bao quy đầu dài rất có thể gây ảnh hưởng xấu đối với nam giới