5days.net– Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt xung quanh khoang miệng, tuyến nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa thức ăn. Khi bị viêm tuyến nước bọt dẫn đến không ít rắc rối cho sức khỏe của bạn.
1.Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?
Chứng viêm tuyến nước bọt là một tình trạng xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Nhiễm trùng có thể là do lượng nước bọt giảm, tắc nghẽn, viêm hoặc một số nguyên nhân khác.
Nước bọt giúp tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn và giữ cho miệng sạch sẽ. Nước bọt đóng một vai trò trong việc rửa sạch vi khuẩn và các hạt vụn của thực phẩm, kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Khi nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng thì lượng vi khuẩn và các hạt thức ăn bị rửa trôi sẽ ít đi và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
2.Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt
Những vấn đề sau được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tuyến nước bọt:
– Do nhiễm loại vi khuẩn có tên gọi là Staphylococcus aureus.
– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
– Điều trị xạ trị vùng đầu và cổ.
– Bị sỏi tuyến nước bọt.
– Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do bị đờm nhầy, gây ra viêm nhiễm.
– Người bệnh bị suy dinh dưỡng và mất nước. Đây cũng là hai trong số những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nước bọt.
3.Biểu hiện của viêm tuyến nước bọt
Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể có những dấu hiệu và triệu chứng thường thấy như sau.
- Đầu tiên bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Ban đầu bạn sẽ có những biểu hiện giống như bệnh quai bị cho nên không ít người nhầm lẫn.
- Miệng có mùi hôi và có vị bất thường
- Sau hiện tượng sưng tuyến mang tai bạn sẽ có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng
- Không thể mở miệng to được
- Cảm thấy khô miệng
- Trong miệng có mủ
- Cảm thấy đau trong miệng
- Đau mặt
- Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.
- Cổ hoặc mặt bị sưng lên
Trên đây chỉ là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể xảy ra khi bị viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến nước bọt này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ở bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần đi khám sức khỏe để được chẩn đoán chính xác.
Bên cạnh đó, người bị viêm tuyến nước bọt khi có dấu hiệu bị khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng càng ngày càng nghiêm trọng thì cần tìm đến ngay bác sĩ.
4. Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai được chia làm hai loại: Viêm tuyến cấp và viêm tuyến mạn. trong viêm tuyến mang t
Viêm tuyến bọt mang tai cấp thông thường
- Viêm tuyến nước bọt mang tai cấp có thể do các yếu tố toàn thân và tại chỗ:
– Các yếu tố toàn thân: Gồm các trạng thái bệnh lý toàn thân gây suy dinh dưỡng làm suy kiệt cơ thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến.
– Các bệnh truyền nhiễm: Cúm, sởi, ỉa chảy, lỵ, thương hàn…
– Các thuốc nhóm bệnh thần kinh: Hội chứng suy nhược thần kinh, Sau rối loạn tuần hoàn não, sau chấn thương sọ não và rối lợn thần kinh thực vật gây rối loạn tiết nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt cấp sau phẫu thuật bụng hay gặp hơn cả (0,2 – 4%), sau mổ chấn thương gẫy xương ít hơn, chỉ thấy ở một số bệnh nhân suy mòn nằm bất động lâu ngày.
Viêm tuyến nước bọt còn gặp ở những ngày thay đổi thời tiết, những tiếp xúc nóng lạnh đột ngột ở bệnh nhân có cơ địa phản ứng dị ứng khu vực tuyến.
ai còn được chia ra: Viêm tuyến cấp thanh dịch và viêm tuyến cấp không đặc hiệu. Viêm tuyến cấp thanh dịch còn gọi là quai bị, được chuyên ngành truyền nhiễm giảng. Trong phần này chuyên ngành hàm mặt chỉ trình bày phần viêm tuyến mang tai cấp, viêm tuyến mang tai không đặc hiệu và viêm tuyến mang tai mạn tính.
- Điều trị : Các biện pháp điều trị cần căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ở giai đoạn viêm tuyến thanh dịch có thể áp dụng các biện pháp sau:
– Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ, có thể kết hợp kháng sinh chống nhiễm trùng Gram (-) và Gram (+), chọn loại kháng sinh thải trừ qua tuyến nước bọt, trong đó có Erythromycine.
– Cho thuốc kích thích nước bọt Pilocarpin 1%: Cho uống 6 – 10 giọt trước bữa ăn, ngày uống 2 làn, mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày. Ngậm chanh thái lát hàng ngày.
– Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, chống phù nề do viêm nhiễm.
– Kết hợp với lý liệu pháp bằng cách xoa nhẹ trên tuyến với dầu long não 1%.
Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính
Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm chức năng tiết nước bọt. Những nguyên nhân gây viêm, rối loạn chức năng tiết nước bọt lâu dài không phải lúc nào cũng xác định được. Trong nhiều trường hợp viêm tuyến kết hợp với một số bệnh như: Huyết áp cao, viêm đa khớp, viêm dạ dầy, viêm túi mật, đại tràng, rối loạn thần kinh thực vật, trong những trường hợp như vậy thường có giảm tiết nước bọt.
Tuỳ theo bệnh lý phát triển đầu tiên ở tổ chức nào trong tuyến (ở nhu mô tuyến hay tổ chức kẽ) mà chia ra viêm nhu mô tuyến hoặc viêm tổ chức kẽ tuyến nước bọt mạn tính.
Điều trị:
Điều trị viêm nhu mô tuyến tương đối khó khăn vì nhu mô tuyến qua mọi quá trình bị phá huỷ lâu dài thường khó hồi phục.
Trong giai đoạn bùng phát của bệnh cần tiến hành điều trị tổng hợp nhằm can thiệp vào quá trình viêm cấp tính ở tổ chức tuyến: Liệu pháp kháng sinh, chống viêm toàn thân. Tại tuyến tiến hành bơm rửa tuyến trước khi bơm kháng sinh hâm ấm. sau bơm rửa tiến hành xoa bóp thật nhẹ nhàng ngoài tuyến kết hợp với thức ăn kích thích tiết nước bọt và xúc miệng bằng dung dịch kiềm ấm.
5.Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị viêm tuyến nước bọt
Không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm tuyến nước bọt. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm tuyến nước bọt là uống nhiều nước và thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên bao gồm đánh răng và xỉa răng hai lần mỗi ngày.