Scroll to Top
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất
1180 views

5days.net– Việc biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh, xác định ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng tính được ngày đậu thai và tránh thai an toàn.

1.Chu kì kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi hoạt động sinh lý lặp đi lặp lại nhiều lần dưới dự điều khiển của các hormone sinh dục được tạo ra bởi tuyến yến, hệ thống đồi dưới và buồng trứng trong cơ thể.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và diễn ra từ khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì cho tới mãn kinh. Đây cũng là điều rất cần thiết cho sinh sản của nữ giới. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt còn giúp nữ giới nhận biết được tình trạng sức khỏe và sinh lý của bản thân.

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bình thường sẽ nằm trong khoảng 21 ngày cho đến 35 ngày, được tính kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh lần này đến ngày đầu của chu kỳ kinh kế tiếp.

Sự thụ thai xảy ra khi có sự gặp nhau giữa trứng và tinh trùng. Theo đó, nếu vào ngày trứng rụng mà chị em có quan hệ tình dục thì nguy cơ có thai là rất lớn. Ngược lại, nếu như chị em quan hệ tránh ngày rụng trứng thì khả năng có thai sẽ giảm.

Xác định được ngày kinh nguyệt chuẩn xác, chị em sẽ lên kế hoạch chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như lường trước những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ, ví dụ đi công tác xa, đi du lịch để chuẩn bị đồ dùng vệ sinh thích hợp. Bên cạnh đó, nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em xác định được ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng biết được ngày đậu thai và tránh thai an toàn.

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị rối loạn chu kỳ kinh nguyêt, chị em thường có các biểu hiện sau:

–  Máu kinh có màu sắc bất thường, chẳng hạn như có màu đen sẫm.

–  Kinh nguyệt thưa hoặc ra máu ít: Khi chu kì kinh kéo dài đến 36 ngày được gọi là kinh thưa. Thời gian có kinh ít hơn 3 ngày, máu kinh ra ít hơn 20 ml là kinh nguyệt ít.

– Rong kinh: Máu kinh ra 1-2 ngày với lượng rất ít trong thời gian giãn cách giữa 2 chu kì kinh.

– Vô kinh: Thiếu nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).

  • Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều:

 – Gặp các vấn đề về tuyến giáp

– Sửa dụng thuốc tránh thai

– Tập thể dục cường độ cao

– Mất cân bằng nội tiết tố

– Thiếu hụt chất dinh dưỡng

– Căng thẳng cực độ

– Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá

– Trọng lượng cơ thể tăng giảm bất thường

– Mắc một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung…

2. cách tính chu kỳ kinh nguyệt

bảng cách tính chu kỳ kinh nguyệt
bảng cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Khi phụ nữ đến tuổi trưởng thành thì sẽ có sự xuất hiện của kinh nguyệt. Kinh nguyệt có ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thời gian của một đợt kinh thường kéo dài trong 3 đến 4 ngày thậm chí có người kéo dài trong 6 đến 7 ngày. Ngày kinh ở một số người cũng không ổn định tuyệt đối giữa tháng này và tháng khác.

Trong thời kì kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ thường khá nhạy cảm, một số người họ có thể nhận ra chu trình trứng rụng. rất nhiều người trong thời kì kinh thường bị đau bụng dưới, một số khác bị căng bầu ngực và rất nhiều người có hiện tượng đau lưng. Một số khác, khi chuẩn bị có kinh và trong những ngày kinh, mặt sẽ nổi rất nhiều mụn ảnh hưởng tới thẩm mĩ của khuôn mặt.

Một điều bạn cần biết nữa là trong thời kì kinh nguyệt thì nấm men rất khó phát triển. Lí giải cho điều này, Y khoa cho rằng, khi kinh nguyệt xuất hiện, máu của kinh nguyệt làm cho nồng độ pH trong âm đạo tăng lên làm cho nấm men thiếu môi trường thuận lợi để hoạt động nên nguy cơ nhiễm trùng được hạn chế.

Kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt có tác động lớn tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu bạn biết cách tính chu kì kinh nguyệt chính xác thì bạn có thể chủ động trong đời sống tình dục, chủ động trong việc phòng tránh thai theo ý muốn. Tôi xin chia sẻ cùng bạn một cách tính chu kì kinh nguyệt tương đối khoa học dưới đây.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể phân chia thành 3 nấc như sau: Thời kì an toàn tương đối, thời kì nguy hiểm và thời kì an toàn tuyệt đối. Mỗi thời kì có đặc điểm riêng có liên quan đến vấn đề trứng rụng. Dưới đây hãy cùng sức khỏe tìm hiểu các thời điểm chính xác ngày rụng trứng nhé!

Thời điểm an toàn tương đối

Thời gian an toàn tương đối được tính từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt (ngày bắt đầu có kinh) cho đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt.
Ở thời điểm này trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng của nam giới lại có thể sống trong cơ thể của người phụ nữ từ 2 – 3 ngày và nếu trứng rụng sớm thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra. Do đó, việc tránh thai trong thời điểm này chỉ mang tính tương đối, các chị em không nên lơ là khi quan hệ trong thời điểm này.

Loading...

Thời điểm nguy hiểm

Thông thường, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày giữa của chu kỳ và thời điểm nguy hiểm sẽ được tính từ ngày rụng trứng cộng trừ thêm 5 ngày trước và sau.
Đây là thời điểm dễ thụ thai nhất bởi đây là thời gian trứng bắt đầu rụng, nếu cặp đôi quan hệ tình dục mà không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào thì tỷ lệ thụ thai và mang thai lớn hơn 90%. Nghiêm trọng hơn, nếu các chị em chưa chuẩn bị tinh thần để bắt đầu làm mẹ, tinh thần sa sút sẽ dẫn đến hành động đầy hối tiếc trong cuộc đời.

Thời điểm an toàn cao

Thời điểm an toàn cao được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Thời điểm này do trứng mới rụng và đang trong quá trình phân hủy, chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt sắp tới, nên khả năng thụ thai sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp ngoại lệ đó là bạn gái vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn trong thời điểm này là do có thể trứng đôi bị rụng nhưng không cùng một thời điểm.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất?

Bước 1: Các bạn gái hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày “đèn đỏ” xuất hiện. Đây là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày có “đèn đỏ” tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó tính được ngày “đèn đỏ” tiếp theo sẽ ghé thăm.

Ví dụ:
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 01/01.
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 30/01.
Như vậy, suy ra chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày và cô bạn “đèn đỏ” sẽ ghé thăm bạn vào ngày 28/02

Lưu ý khi tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là một trong những biện pháp ngừa thai tự nhiên tuy nhiên có một số trường hợp dù nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn có thai. Bởi phương pháp tránh thai tự nhiên này chỉ có hiệu quả 60%, tức 40% vẫn có thể dính bầu. Vì vậy, nếu chưa vội có con, các cặp đôi nên áp dụng các biện pháp ngừa thai khác có hiệu quả cao hơn như sử dụng bao cao su, vòng tránh thai.

3.Sử dụng thuốc tránh thai trong nhiều năm có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Ngừa thai bằng sự can thiệp của nội tiết tố, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ cần ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai 3 tháng trước khi nỗ lực để thụ thai.

Trong thời gian này, nên ngừa thai bằng bao cao su thay vì thuốc tránh thai để “tập” cho trứng rụng một cách tự nhiên. Bằng cách này, bạn sẽ biết liệu chu kỳ thực tế của bạn có đều đặn hay không và bạn có thể nói với bác sĩ về kỳ kinh cuối cùng của mình để bác sĩ tính toán ngày dự sinh cho bạn một khi bạn có thai.

 

Loading...