Scroll to Top
Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Và cách phòng tránh
647 views

Trong số những người bị bệnh sùi mào gà, có người bị bệnh ở cơ quan sinh dục, có người bị bệnh ở miệng, có người lại bị hậu môn… Điều đó cho thấy sùi mào gà có thể gặp ở rất nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh. Vậy, bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Cùng 5days.net tìm hiểu nhé!

1.Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Lây qua đường tình dục:

Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh sùi mào gà, là nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà sinh dục.

Khi quan hệ tình dục không an toàn, virus sùi mào gà từ người bệnh sẽ thông qua con đường này mà thâm nhập trực tiếp vào cơ thể đối tác của họ để gây bệnh. Ngoài ra, vì virus sùi mào gà có thể có trong dịch âm đạo của nữ giới và dịch niệu đạo của nam giới nên nếu người khác bị dính phải dịch này qua một tiếp xúc nào đó thì họ cũng sẽ bị nhiễm bệnh sùi mào gà.

Lây sùi mào gà từ những tiếp xúc gián tiếp

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Virus HPV ra môi trường bên ngoài có thời gian sống dai dẳng, nhất là “cư trú” ở những nơi ẩm ướt. Do đó, việc dùng chung các đồ cá nhân với người bệnh như: quần áo, khăn tắm, bồn cầu, bàn chải, khăn mặt… đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, việc vô tình tiếp xúc với mầm bệnh nếu cơ thể có vết thương hở, trầy xước nhẹ thì dịch nhầy, máu mủ từ nốt sùi đều có thể xâm nhập và gây bệnh…

Sùi mào gà lây từ mẹ sang con

Bệnh sùi mào gà lây qua con đường nào? Bệnh cũng có thể lây nhiễm virus gây bệnh sang thế hệ sau từ mẹ sang con.

Loading...

Đó chính là nguyên nhân mà các bác sỹ thường khuyến cáo chị em nếu mắc bệnh thì nên điều trị dứt điểm rồi mới nên mang thai. Trường hợp mắc bệnh khi đang mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa và không nên sinh thường.

Bệnh sùi mà gà lây từ mẹ sang con có thể thông qua các con đường như:

– Lây nhiễm trong tử cung;

– Lây nhiễm tại cửa mình (âm đạo, cổ tử cung) qua đường sinh nở;

– Lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với người mẹ bị mắc bệnh khi trẻ đã sinh ra.

Lây truyền qua đường máu

Những trường hợp sử dụng chung bơm kim tiêm khi hút chích hoặc khi nhận máu từ những người mắc bệnh cũng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.

Một số trường hợp hi hữu khi hiến máu bị lây truyền sùi mào gà qua con đường này, tuy nhiên tỷ lệ này thường không cao.

2.Cách Phòng Tránh  Bệnh Sùi Mào Tốt Nhất

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm, do đó việc trau dồi những kiến thức để phòng chống căn bệnh này là hết sức cần thiết. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân nên thực hiện các lưu ý sau để tránh nguy cơ mắc căn bệnh này:

Thực hiện lối sống lành mạnh, dùng bao cao su khi quan hệ; chung thủy, quan hệ với một bạn tình.

Bảo vệ vùng kín sạch sẽ, vệ sinh hằng ngày để tránh tạo điều kiện cho các mầm bệnh “cư trú”

Tránh sử dụng chung tư trang, đồ cá nhân với người khác; tránh đến các nhà nghỉ, nhà trọ ẩm mốc…

Đối với phụ nữ chưa mắc sùi mào gà, cần đi tiêm vắc-xin phòng chống virus HPV trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.

Thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/ lần để kịp thời tầm soát bệnh và có phương án chữa trị sớm ngay khi phát bệnh.

Xây dựng lối sống khoa học, tăng cường thể thao, bổ sung dinh dưỡng cân đối để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Loading...