Scroll to Top
Axit folic là gì? Những điều cần biết về Axit folic?
498 views

Axit folic là gì? Là những dấu hiệu để nhận biết cơ thể thiếu axit folic? Những thực phẩm nào chứa nhiều axit folic? cùng 5days.net đi tìm hiểu nhé!

1.Axit folic là gì?

Axit folic là gì?

Axit folic và folate là những dạng khác nhau thường được gọi chung là Vitamin B9. Mặc dù đây là 2 dạng khác nhau nhưng chúng thường bị nhầm lẫn, ngay cả với các chuyên gia. Folate là dạng tồn tại tự nhiên trong cơ thể, còn axit folic là dạng tổng hợp, vì vậy, để có tác dụng, khi vào cơ thể, axit folic cần phải được chuyển hóa thành dạng folate hoạt động

2.Vai trò quan trọng của axit folic trong thai kỳ

Chuẩn bị mang thai người mẹ đã cần bổ sung sắt và axit folic cho cơ thể để chuẩn bị đón nhận em bé. Việc thiếu hụt sắt và axit folic trong thời gian mang thai sẽ gây ra những dị tật vô cùng nguy hiểm cho thai nhi như khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh, dây sống và thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Vì thế đây được coi là một trong những dưỡng chất quan trọng mẹ bầu nên được bổ sung sau khi mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhất là những người dự định mang thai có thể bổ sung axit folic trước khi mang thai.

Axit folic rất cần thiết cho việc sản sinh, tái tạo và hoạt động của ADN. Để nhau thai và thai nhi đang phát triển từng ngày, mẹ cần bổ sung axit folic đầy đủ. Khi xác định được bạn mang thai, các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung axit folic cho thai phụ.

3.Phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống Axit Folic từ khi nào?

Dị tật bẩm sinh xảy ra trong vòng 7 tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì vậy, việc bổ sung Axit Folic trong những giai đoạn đầu khi bộ não của thai nhi và tủy sống đang hình thành là cực kỳ quan trọng.

Nhiều nghiên cứu khoa học khuyến cáo người phụ nữ nên bổ sung 400mcg acid Folic ít nhất 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai giúp giảm tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ.

Tuy nhiên, do đa số phụ nữ thường không biết mình mang thai cho tới một vài tuần sau đó, cho nên Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên sử dụng 400mcg acid folic mỗi ngày.

Tác dụng phụ

Hiện vẫn không có bằng chứng nào về tác dụng phụ của thuốc ở những người có sức khỏe bình thường, mặc dù có thể có vấn đề ở nhóm người nào đó.

Sử dụng thuốc với liều cao có thể che giấu tình trạng thiếu vitamin B12, là tình trạng gây thiếu máu nguy hiểm và thường thấy ở người lớn tuổi. Liều axit folic cao (trên 1mg mỗi ngày) có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin nhưng lại không điều chỉnh được tình trạng thiếu vitamin B12. Nếu không được điều trị tình trạng thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh không hồi phục.

4.Đâu là những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu axit folic?

Những dấu hiệu về vấn đề nhận thức

Axit folic đóng một vai trò quan trong đối với hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu axit folic bị thiếu hút sẽ khiến dẫn đến một số triệu chứng như: dễ cáu gắt, hay quên, khó tập trung trong việc học tập; trong công việc và thậm chí có thể gây nên tình trạng bị trầm cảm.

Khi cơ thể không được cung cấp lượng axit folic kịp thời và đúng ách sẽ làm ảnh hưởng đến nguy cơ mắc những bệnh rối loạn thần kinh nghiêm trọng như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

Đau nhức cơ thể

Khi thiếu axit folic sẽ dẫn đến cơ thể thiếu máu, thiếu lượng oxy lên não vì vậy những động mạch não bắt đầu sẽ bắt đầu đau nhức và sưng tấy. Không chỉ não là cơ quan duy nhất thiếu oxy mà những bộ phận liên quan khác

Khó thở

Khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể như: khó thở, hơi thở bị ngắt quãng,… điều này chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu oxy trong máu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu hụt những tế bào hồng cầu không đủ lượng axit folic.

Những vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa

Khi cơ thể thiếu axit folic sẽ triệu chứng như: tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng,… Đối với những người thiếu axit folic nặng sẽ bị sụt cân nhanh chóng và luôn trong cảm giác chán ăn.

5.Những thực phẩm chứa axit folic

Những thực phẩm chứa axit folic

Súp lơ

Với những ai ưa chuộng các loại rau, củ, quả, sẽ không còn lạ gì với tính năng thần kỳ của loại súp lơ bổ dưỡng này. Súp lơ không chỉ tốt trong việc chống lão hóa da, giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư mà còn chứa một hàm lượng lớn axit folic (chỉ một chén súp lơ nhỏ nhưng có thể chứa tới 50mg axit folic).

Cải bó xôi

Khi nhắc đến thực phẩm giàu axit folic, không thể không kể đến cải bó xôi. 100mg folate là hàm lượng được tìm thấy chỉ trong nửa chén rau chín. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong cải bó xôi cũng giúp bạn ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng ung thư nghiêm trọng.

Đậu lăng

Đậu lăng nấu chín có thể cung cấp cho mẹ 180 mg folate trên mỗi nửa bát. Bên cạnh đó, đậu lăng cũng chứa hàm lượng cao của protein, chất xơ và chứa ít chất béo. Mẹ nên mua đậu khô tại các cửa hàng thực phẩm sạch, sau đó rửa thật sạch bụi bẩn và các mảnh vụn vỏ. Mẹ có thể chế biến đậu lăng rất đơn giản bằng cách đun sôi trong vòng 15 tới 20 phút rồi thêm gia vị, hoặc thêm vào món súp hay món hầm đều được.

Măng tây

Măng tây là thức ăn có chứa hàm lượng axit folic khá cao, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mg axit folic. Khi nấu ăn măng tây không nên nấu quá lâu, tránh làm tổn thất nguồn axit folic quý giá. Thêm vào đó, măng tây cũng không chứa chất béo hay cholesterol, và còn cung cấp nguồn dồi dào kali và chất xơ.

Trứng

Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg folate.

Ngũ cốc

Trung bình một chén ngũ cốc sẽ chứa từ 100 đến 400mg axit folic. Vì vậy, đây sẽ là thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên vì hàm lượng axit folic có trong chúng. Tốt hơn hết mẹ nên chọn loại ngũ cốc giàu chất xơ nhưng ít đường.

Mẹ nên ăn ngũ cốc vào bữa sáng, mẹ có thể thêm sữa hay sữa chua để ăn cùng với chúng.

Trái bơ

Bơ giàu vitam A, C, E, D, K, các vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng: canxi, sắt, magie, kẽm, đồng… đặc biệt, bơ dồi dào axit folic. Bơ rất tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, là thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu ăn bơ trong thai kỳ giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh do thiếu acid folic ở thai nhi.

Đu đủ

Đu đủ giàu chất xơ, vitamin A, vitamin E, C, beta carotene, đu đủ cũng chứa acid folic là thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu và mẹ sau sinh nhằm giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ốm nghén, táo bón, tăng c ường nước ối, tăng cường miễn dịch. Đu đủ cũng cung cấp thêm axit folic cho mẹ bầu để ngăn ngừa các dị tật thai nhi.

Dâu tây

Loading...

Dâu tây giàu nước, chất xơ, dồi dào hàm lượng vitamin A, C, E, D, K, các vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng: canxi, sắt, kẽm, mangan, là thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ vượt qua các cơn ốm nghén khó chịu, tăng cường miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Dâu tây cũng là thực phẩm giàu axit folic mà mẹ bầu và mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn để giúp bé phát triển trí não, ngăn ngừa dị tật do thiếu hụt axit folic trong thai kỳ.

Củ cải đường

Củ cải đường giàu chất dinh dưỡng quan trọng như nitrat, folate, kali, mangan và vitamin C. Để bổ sung acid folic, bạn nên uống nước củ cải đường hoặc chế biến củ cải đường thành món salad,….

6. Lưu ý khi sử dụng axit folic

  • Tránh dùng thuốc với liều lớn hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Nên uống acid folic cùng với nhiều nước.
  • Nếu dùng thuốc chứa axit folic và chứa sắt, thì không nên uống với nước trà (chè) mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội (vì trà cản trở sự hấp thu sắt).
  • Không uống chung với thuốc kháng axit trong khi điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng với thuốc chứa axit folic và chứa sắt (sắt không được hấp thu), không uống chung acid folic với kháng sinh nhóm tetracyclin 
  • Cần chú ý sau khi uống thuốc chứa axit folic và chứa sắt, phân đi ngoài có màu đen (do màu của sắt chứa trong thuốc, đây là dấu hiệu không đáng ngại).
  • Có một điều mẹ bầu cũng cần lưu ý axit folic cũng như các loại vitamin khác đều rất dễ bị phân hủy khi nấu. Do đó khi chế biến các thực phẩm giàu acid folic mẹ nên hấp, sử dụng lò vi sóng, hoặc xào sơ chứ không nên nấu xôi, chế biến quá kỹ sẽ khiến thực phẩm mất chất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến axit folic mà bài viết chia sẻ, hy vọng rằng các mẹ bầu sẽ biết cách để bổ sung đầy đủ axit folic cho cơ thể nhé!

Loading...