5days.net– Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả sốt xuất huyết, bạn cần sớm nhận biết được dấu hiệu sốt xuất huyết, và cách điều trị bệnh để không xảy ra nguy hiểm.
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Dấu hiệu bệnh số xuất huyết
Sốt cao
Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.
Xuất huyết (chảy máu)
Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Với phụ nữ, khi bị sốt xuất huyết mà tới kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể kéo dài hơn. Kinh nguyệt cũng có thể tới sớm hơn bình thường khi nhiễm bệnh. Với trẻ em, bên cạnh những nốt xuất huyết trên cơ thể thì thường kèm theo bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu…
Nhiều người bị nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp.
Sốt xuất huyết biến chứng gây ra tình trạng sốc
Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất khi nhiễm sốt xuất huyết thể nặng là tình trạng sốc. Tình trạng sốc của cơ thể thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh. Tình trạng sốc có thể thường xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao đột ngột chuyển sang hết sốt, nhưng lại mệt mỏi li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu. Khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không tới bệnh viện kịp thời.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Xét nghiệm tại Bệnh viện
Xét nghiệm 1 ngày sau sốt và xét nghiệm lại sau 2 ngày để có phác đồ điều trị sức khỏe đúng hướng.
Nên xét nghiệm máu theo dõi tiểu cầu từ ngày thứ 4 bị sốt. Mỗi ngày xét nghiệm một lần cho đến ngày thứ 7 của bệnh hoặc thấy tiểu cầu quay đầu đi lên.
Nếu tiểu cầu xuống dưới 50.000 thì phải vào viện vì lúc này xuất hiện các nguy cơ chảy máu, thậm chí xuất huyết não, chảy máu nội tạng gây nguy hiểm.
Dùng thuốc
Đo nhiệt độ thường xuyên để kịp thời hạ sốt.
Hạ sốt bằng paracetamol 6 tiếng/lần, không dùng loại thuốc hạ sốt khác.
Cố gắng hạ sốt tự nhiên bằng chườm nước ấm nóng lên trán và cơ thể.
Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc aspirin và ibuprofen.
Tuyệt đối không cạo gió để hạ sốt.
Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh…). Cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.
- TPHCM tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho khoảng 300.000 dưới 5 tuổi
- Dấu hiệu nhận biết của bệnh gan để biết cách điều trị sớm
- Sự thật việc ăn trứng sống tốt hơn trứng chín
- Lột đồ đánh ghen mặc cô bồ đang mang thai, dùng giày cao gót đạp bụng nhưng tâm có thật sự được bình yên?
- Dầu Oliu có thực sự tốt ? – Tác dụng của dầu Oliu