Ngoài việc làm nguyên liệu để chế biến các món ăn. Tổng hợp các tin tức online chỉ ra rõ, tác dụng của lá tía tô còn nhiều hơn thế. Hãy cùng xem những công dụng thần kỳ của loại cây quen thuộc này nhé!
1. Tìm hiểu chung về cây tía tô
Cây tía tô có tên gọi khác là tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) và tô diệp (lá). Tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ Lamiaceae.
1.1. Đặc điểm sinh thái của tía tô
Cây tía tô là cây thảo, sống quanh năm, rễ củ trắng. Cây tía tô có chiều cao từ 0,5 – 1m. Toàn thân cây có lông. Lá cây tía tô có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Mặt dưới lá thường có màu tím, đôi lúc cả 2 mặt đều có màu tím, nâu hoặc xanh lục. Hoa có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành, quả hình cầu.
Cây ưa ánh sáng, ưa ẩm, thích hợp với đất thịt và đất phù sa.
>>> Tác dụng của quả sung
>>> Tác dụng của cây xạ đen
1.2. Cây tía tô phân bố ở đâu?
Cây tía tô có giá trị sử dụng cao nên nó được phân bố rộng rãi ở Ấn Độ đến Đông Nam Á. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi của châu Á.
1.3. Bộ phận dùng và thu hái
- Bộ phận dùng thường là lá, quả và cành.
- Thu hái: cây được thu hoạch tùy theo mục đích sử dụng vào những khoảng thời gian khác nhau. Nếu lấy lá, thời gian hái sẽ là 2 tháng sau khi gieo hạt. Lúc đó, bạn chỉ nên hái những lá giá và chờ 1 tháng sau rồi mới tiếp tục hái. Nếu muốn lấy hạt, hãy thu hoạch khi cây tía tô già.
1.4. Các thành phần hóa học trong cây tía tô
Lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu cùng các thành phần chính như: hydrocarbon, aldehyde, furan, xeton,…
Phần hạt tía tô chứa khoảng 40% lượng dầu gồm axit béo chưa bão hòa (acid alpha – linoleic).
2. Những tác dụng của lá tía tô mà bạn chưa biết
Lá tía tô có tinh ôn, vị cay, quy kinh: 2 kinh tỳ và phế. Tác dụng của lá tía tô phải kể đến:
Trị cảm
Theo y học cổ truyền, lá tía tô được xếp vào vị thuốc kích thích ra mồ hôi. Tác dụng của lá tía tô khi sắc nước và cồn là giãn mạch ngoài da, trừ cảm mạo, hạ sốt.
Cầm máu
Bạn có thể sử dụng lá tía tô non tán nhỏ, đắp chùm lên vết thương đang chảy máu, rắc kín vết thương rồi buộc lại. Như vậy, vết thương sẽ được cầm máu, không bị mủ và không để lại sẹo sau khi lành.
Chống viêm và dị ứng
Theo nghiên cứu, trong tía tô có chứa các thành phần hóa học như: Quercetin, Acid Rosmarinic, Perilla, Acid Alpha – lineolic, Luteolin sẽ có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất ra histamin và giảm Cytokine, làm giảm các vấn đề về viêm và dị ứng cơ thể.
Giảm cân
Bạn có thể uống nước lá tía tô thay thế cho nước lọc hàng ngày để giảm cân. Đây là một trong các tác dụng của lá tía tô được các chị em phụ nữ rất ưa chuộng. Vì, trong lá chứa protein thực vật, vitamine, chất xơ, nhiều khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường trao đổi chất, chuyển hóa và thúc đẩy dạ dày. Ngoài ra, lượng chất xơ trong lá còn có tác dụng tạo dựng cơ, giúp vóc dáng trở nên thon gọn, săn chắc giống như việc luyện tập thể dục, thể thao.
Điều trị dạ dày
Trong tía tô có chứa các hoạt chất tanin và glucosid có tác dụng chống lại sự viêm và loét dạ dày. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm trung hòa và giảm acid trong dạ dày.
Khả năng chống oxi hóa
Chất Aldehyde có trong tía tô là chất chống oxi hóa có tác dụng làm ngăn chặn gốc tự do hình thành và gây tổn thương tới các tế bào ADN.
Hỗ trợ giảm đau và trị viêm xương khớp
Một trong những tác dụng của lá tía tô là giảm đau, hạn chế tình trạng viêm phát triển ở khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh plus nhờ vào các hoạt chất tồn tại trong tinh dầu.
Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn
Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã nghiên cứu ra, các hoạt chất apigenin, acid rosmarinic, acid caffeic trong tía tô có thể giúp con người phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng kích thích giúp đầu óc tính táo, nâng cao tinh thần, tạo sự thoải mái cho tâm trạng và giảm stress.
Làm đẹp da
Chiết xuất lá tía tô được chứng minh là ức chế tổng hợp melatonin và tyrosinase của chuột. Đây là ứng dụng rất tiềm năng để làm sáng da cho phụ nữ. Ngoài ra, uống nước tía tô mỗi ngày còn có thể bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn, giúp ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melamin (nguyên nhân gây ra các đốm tàn nhang, nám và đốm nâu trên da). Đặc biệt, với nguồn chất khoáng phong phú, tác dụng của lá tía tô còn là cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết nên nó có thể dưỡng trắng và xóa mờ nám cực kỳ nhanh chóng.
3. Cách chế biến để phát huy tối đa tác dụng của lá tía tô
Để phát huy tối đa tác dụng của lá tía tô, bạn có thể lấy lá tía tô ngâm với dung dịch nước muối loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc sau đó bỏ lá tía tô vào. Đậy kín nắp, đun sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp và để nguội. Tiếp theo, cắt 3 lát chanh tươi bỏ vào rồi để vào trong ngăn mát tủ lạnh để uống. Nên uống trước 3 bữa chính khoảng 10 – 30 phút để ngăn việc hấp thu chất béo và làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
4. Một vài bài thuốc công hiệu từ lá tía tô
Chữa cảm lạnh: lấy vỏ quýt đã cạo sạch cùng 3 lát gừng kèm 1 nắm lá tía tô tươi hoặc khô, 1 bát nước cho vào nồi đun sôi kỹ. Có thể uống nóng và đắp chăn ấm.
Giải cảm: lấy 3 lát gừng, 1 nắm lá tía tô, 2 củ hành. Tất cả đều được thái nhỏ rồi cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều và ăn nóng.
Chữa đau bụng, đầy hơi: giã lá tia tô vắt lấy nước, hòa cùng một chút muối cho uống 1 lần.
Chữa bệnh ho, tức thở: lấy cành lá tía tô, đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun cùng với 1 chén nước uống.
Tác dụng của lá tía tô có rất nhiều. Hơn nữa, giá thành của loại thực phẩm này rất phải chăng, lại dễ mua, dễ trồng. Vì vậy, bạn có thể áp dụng ngay những cách làm trên để chữa bệnh, làm đẹp da, giảm cân, bảo vệ sức khỏe cho gia đình.